Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh phong

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh phong hay còn gọi là bệnh hủi tuy không gây ra chết người nhưng nếu không được phát triển sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng trầm trọng.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phong

Bệnh phong là một bệnh da liễu, đồng thời cũng là bệnh nhiễm khuẩn kinh niên do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh trước đây được coi là bệnh nan y vì không có thuốc chữa nhưng nay đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, do nhà bác học người Nauy tên là Hansen tìm ra năm 1873, nên vi khuẩn còn có tên là Hansen. Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, khi ra khỏi cơ thể người trực khuẩn phong chỉ tồn tại được 1-2 ngày. Trực khuẩn phong có ái tính cao với da và thần kinh, niêm mạc mũi nên trong cơ thể người bệnh thường khu trú ở da, thần kinh niêm mạc mũi đường hô hấp trên…

Triệu chứng sớm  tổn thương ngoài da: một vài dát da có thay đổi màu sắc có thể màu hồng, màu trắng hoặc hơi thâm; kích thước bé bằng đồng xu hoặc lớn hơn, hình tròn hoặc hình bầu dục, vị trí ở chân, tay giới hạn rõ. Cụ thể:

  • Tổn thương thần kinh: từ nhẹ đến nặng đầu tiên cảm giác kiến bò trên bề mặt thấy vướng tái đi tái lại nhiều lần xoa đi xoa lại không hết, châm kim không đau, áp nước nóng lạnh không phân biệt được do vi khuẩn ăn vào đầu mút dây thần kinh ngoại biên và gây hủy hoại thần kinh.
  • Triệu chứng muộn triệu chứng ngoài da: những đám da thay đổi màu sắc bờ có thể gồ lên hoặc trung tâm hơi bị gồ lên có màu đỏ, mảng củ hình tròn hoặc hình bầu dục giới hạn rõ, bờ nối cao giữa hơi lõm xuống số lượng 1-2 mảng, u phong, cục phong là những hột hình bán cầu kích thước bằng hạt đỗ, hạt ngô nối cao hơn mặt da, màu đỏ sờ vào chắc.
  • Tổn thương thần kinh: gây rối loạn cảm giác tại vùng da bị tổn thương mất cảm giác nóng lạnh, rối loạn bài tiết giảm tiết mồ hôi và không ra mồ hôi làm da khô bóng, rối loạn vận động là hậu quả của viêm dây thần kinh dẫn đến liệt, teo cơ, mất phản xạ giác mạc, rối loạn dinh dưỡng rụng lông mày lông mi, loét dinh dưỡng, loét ổ gà, da khô teo dày sừng….

Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, bệnh phong tuy không gây chết người nhưng dễ gây tàn phế,  các  loại tàn phế thường gặp chủ yếu ở tay, chân, mắt.

Chăm sóc bệnh nhân phong như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân phong như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân phong như thế nào?

Khi chăm sóc bệnh nhân cần tránh để da và niêm mạc bị tổn thương, xây xước lở loét, nứt nẻ, bỏng. Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động tự chăm sóc khi được hướng dẫn  hợp tác với cán bộ y tế. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, tăng cường hoa quả tươi, bổ sung vitamin nâng cao thể trạng. Do bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh mất cảm giác ở da nên sẽ rất nguy hiểm nếu để bệnh nhân một mình. Không để bệnh nhân gần lửa, các vật nóng, nước sôi đề phòng gây bỏng có quoai lót hay cán cầm bằng gỗ. Không dùng tay không để cầm các vật sắc nhọn tránh bị đâm vào tay, khi có các vết đỏ trên da cần phải quan sát kỹ tính chất của vết đỏ. Khi lao động lâu cần quan sát thật kỹ vùng bàn tay xem có vết xước hay chảy máu không. Ngâm bàn chân vào nước sạch để phòng khô da mỗi lần 20-30 phút sau đó xoa dầu cho bàn chân giữ được hơi ấm lâu hơn. Không đi dày dép chật bó chân, kiểm tra dày dép trước khi đi, kiểm tra tất sau khi đi xem có vết máu, mủ hay không.

Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc da thường xuyên, quan sát tỉ mỉ các dấu hiệu trên da, thường xuyên mát xa da tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng da tại chỗ. Các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cũng khuyến cáo, bệnh nhân sử dụng thuốc thường xuyên đúng liều không bỏ thuốc. Theo dõi thường xuyên tình trạng da, bàn tay bàn chân kịp thời phát hiện các tổn thương để phòng tránh các tàn phế gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống.

Nguồn: benhhoc.edu.vn