Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ghẻ là do Sarcoptes scabiei ký sinh và gây ra một bệnh viêm da thông thường. Toàn bộ họ này đều có thể gây bệnh với những biểu hiện lâm sàng tương đồng với nhau.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh da liễu nguy hiểm do Sarcoptes scabiei ký sinh và gây ra một bệnh viêm da thông thường. Toàn bộ họ này đều có thể gây bệnh với những biểu hiện lâm sàng tương đồng với nhau. Thông thường ghẻ ký sinh ở phần thân mình, chân tay; hiếm khi ký sinh ở phần đầu và cổ. Số hiếm trường hợp thường là ở trẻ em có thể nhiễm toàn thân. Ghẻ có thể bị phát hiện bằng mắt thường là các chấm trắng. Bệnh ghẻ lây lan qua nhiều con đường: do tiếp xúc gần gũi, do dùng chung quần áo chăn màn với những người bị ghẻ.

Ngứa là triệu chứng thường gặp của ghẻ, thường chỉ xảy ra về đêm và hiếm khi gây ngứa ban ngày. Các tổn thương da do ghẻ ký sinh thường là các vết trầy da kết hợp mụn nước mụn mủ ở vị trí hai chi trên (cạnh của ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vùng nách). Vết tổn thương thường ngắn, kích thước chỉ 2-3mm và hẹp như sợi tóc, có xu hướng ngày càng lan rộng dần. Ngoài ra có các tổn thương khác như mụn nước ở mông hay các tổn thương gặp ở núm vú. Diễn biến nặng hơn có thể gặp viêm da mủ tại các vết tổn thương cũ.

Chẩn đoán bệnh ghẻ như thế nào?

Chẩn đoán bệnh ghẻ như thế nào?

Chẩn đoán bệnh ghẻ như thế nào?

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ghẻ đó là tìm thấy cái ghẻ, trứng của chúng hoặc phân dưới kính hiển vi. Có hai phương pháp chính thường áp dụng ngày nay gồm:

  • Làm mẫu xét nghiệm hiển vi trong glycerin, dầu muối khoáng hoặc dầu ngâm: chọn các tổn thương không tróc da, thường lấy ở vị trí kẽ ngón, cổ tay, khuỷu tay, thắt lưng. Tại vị trí tổn thương đã chọn, nhỏ lên một chút dầu ngâm, sau đó dùng lưỡi dao số 15 cắt tổn thương cho tới khi bề mặt trở nên phẳng. Thông thường sau khi cắt bỏ có thể xuất hiện các vết máu nhỏ tại vị trí tổn thương.
    Xét nghiệm bôi mực: cũng có thể áp dụng trong hầu hết trường hợp. Bôi mực vào vị trí tổn thương đã chọn, sau đó cho sinh thiết một lớp mỏng trên bề mặt. Thực hiện đúng cách sẽ chỉ tách một lớp mỏng bề mặt da, do đó không gây đau và không chảy máu.

Theo giải thích bệnh học chuyên khoa, tiêu bản của hai phương pháp trên sau đó được soi dưới kính hiển vi quang học và tìm cái ghẻ, trứng và phân. Trong trường hợp không tìm thấy các bằng chứng kể trên, cần nghĩ đến các nguyên nhân khác, ví dụ bệnh do chấy rận, các dạng ngứa do nguyên nhân khác.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Khi đã chắc chắn bệnh gây ra do ghẻ, việc điều trị sẽ được tiến hành nhằm mục đích tiêu diệt cái ghẻ, loại bỏ trứng ghẻ khỏi da và ngăn ngừa tái phát. Việc đầu tiên cần làm là vệ sinh sạch sẽ các vật dụng vải thường ngày. Giặt sạch chăn gối, quần áo hàng ngày. Trong quá trình này có thể sử dụng đến các thuốc sát khuẩn cho đồ vải nếu cần thiết.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, đối với các bệnh nhân chưa có biến chứng, có thể điều trị bằng sát khuẩn sơ đẳng vùng da bị tổn thương. Trong trường hợp đã tiến triển thành viêm da mủ thứ phát, cần điều trị kháng sinh toàn thân cũng như kháng sinh bôi, điều trị dự phòng chống bội nhiễm. Ngoài trừ bản thân, những người tiếp xúc hàng ngày với bệnh nhân cũng có nguy cơ mang mầm bệnh là ghẻ và trứng ghẻ. Do đó, thường việc điều trị không phải cá thể hóa mà cần điều trị toàn bộ nhóm nguy cơ cũng như gia đình của bệnh nhân nhằm loại bỏ nguy cơ tái nhiễm.

Thuốc điều trị đặc hiệu cho ghẻ ở người lớn là lindan (ɣ benzen hexachlorid) bào chế dạng kem hoặc dung dịch nồng độ 1%, dùng bôi ngoài da. Dạng thuốc khác thường được chỉ định là permethrin 5% dạng kem bôi, có hiệu quả cao và an toàn. Kem permithrin chỉ bôi 1 lần. Các loại thuốc khác ít dùng hơn, ví dụ nước rửa crotamiton dùng tương tự lindan trong 5 đêm.

Nguồn: benhhoc.edu.vn