Công dụng chữa bách bệnh từ cây thuốc Hoàng cầm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoàng cầm hay còn được gọi với tên khác là Túc cầm hay tử cầm… Đây là một loại thảo dược đặc biệt được các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho là thần dược với công dụng chữa bách bệnh.

Hoàng cầm được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Hoàng cầm được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Thông tin nhận biết về cây Hoàng cầm

Hoàng cầm là loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có tên khoa học là Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm thuộc dạng cây thảo sống dai, cao khoảng 30-60cm, có thể tới 50 cm, có rễ hình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5cm-3cm, rộng 2-7 mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn. Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.

Theo y học cổ truyền, Hoàng cầm có vị đắng, ngọt, tính hạn hay lạnh, có công dụng trục thủy, tết lợi, hạ huyết bế; Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế; Tả thực hỏa, chỉ huyết, trừ thấp nhiệt, an thai; Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục kinh thực hỏa thực nhiệt.

Thành phần hóa học có trong Hoàng cầm

Theo chia sẻ của các giảng viên của Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Hoàng cầm có một số thành phần hóa học như Baicalei, Baicalin, Neobaicalein, Wogonin, Wogonoside, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học); Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalein, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417); Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z); Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108); Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220).

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hoàng cầm

Công dụng chữa bách bệnh từ cây thuốc Hoàng cầm

Công dụng chữa bách bệnh từ cây thuốc Hoàng cầm

  • Chữa đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm: Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
  • Chữa trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4 g, tán mịn thành bột. Mỗilần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
  • Trị huyết ra lai rai do nhiệt: Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phương).
  • Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra: Hoàng cầm 40 g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nước còn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán – Thánh Huệ phương).
  • Trị trong Phế có hỏa: Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
  • Chữa thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng: Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗilần uống 20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
  • Chữa mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền Sác: Hoàng cầm 12 g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc lấy nước uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).
  • Trị Đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa hay một bên: Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống 4 g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao -Lan Thất Bí Tàng).
  • Chữa trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán mịn thành bột. Mỗilần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).
  • Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con: Hoàng cầm 40 g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).
  • Trị Rong kinh: Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4 g với Rượu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phương).
  • Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh: Hoàng cầm 120 g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng (Thốt Bệnh Loại phương).
  • Chữa Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính): Điều cầm tâm 80 g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
  • Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết: Ly 8 g Hoàng cầm, sao rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phương).
  • Có công dụng An thai, thanh nhiệt: Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán mịn thành bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp).
  • Chữa sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).
  • Chữa ho do phế nhiệt: Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ 12 g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8 g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4 g. Sắc lấy nước uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa đơn độc, hỏa độc: Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập Nghiệm).
  • Chữa thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên , Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Trị bạch đới đau bụng: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Chữa ho nhiệt do đàm ủng tắc: Hoàng cầm 18 g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa huyết nhiệt, thai động không yên: Hoàng cầm, Thược dược, Bạch truật, mỗi thứ 12 g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc lấy nước uống.
  • Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn: Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12 g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2 g, Sắc lấy nước uống (Gia Giảm Thược Dược Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bên cạnh những lợi ích mà cây hoàng cầm mang lại thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng những người bị tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng hoàng cầm để chữa bệnh; Phế có hư nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn: không dùng; Ghét Hành sống, sợ Đơn sa, Lê lô, Mẫu đơn, được Sơn thù du, Long cốt làm sứ rất tốt (Dược Đối).