Cùng Dược sĩ tìm hiểu những triệu chứng của bệnh Viêm tai giữa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm tai giữa có mủ là bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của thính giác và gây phiền toái đến việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

 Cùng Dược sĩ tìm hiểu những triệu chứng của bệnh Viêm tai giữa

Cùng Dược sĩ tìm hiểu những triệu chứng của bệnh Viêm tai giữa

 Viêm tai giữa có mủ là bệnh gì ?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh vô cùng phổ biến trong số các bệnh về tai và được xếp vào nhóm các loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh viêm tai giữa khiến người bệnh đau đớn vì tình trạng viêm nhiễm và gây tích tụ nhiều chất dịch trong tai giữa. Bệnh viêm tai giữa có mủ có thể sẽ trở thành viêm tai giữa cấp tính nếu bệnh nặng do phát hiện và điều trị muộn. Do đó, chúng ta cần sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tăng khả năng điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa có mủ là do đâu?

Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nguyên nhân gây tạo mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Hiện tượng mủ sẽ xuất hiện trong tai giữa nếu lớp niêm mạc tai giữa bị viêm và tăng tiết dịch. Nhờ điều kiện này đã tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn đã có sẵn trong tai giữa hoặc từ mũi họng trực tiếp tấn công vào tai giữa rồi tiếp tục hình thành mủ hoặc mủ đã có sẵn từ mũi họng sẽ thâm nhập qua vòi tai rồi vào tai giữa lúc bệnh nhân xì mũi chưa đúng cách.

Bệnh viêm tai giữa có mủ có xu hướng xuất hiện lúc thời tiết có sự chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Nếu cơ thể chúng ta không đáp ứng cũng như kịp thời thích nghi với sự thay đổi này sẽ gây ra ù tai, viêm tai ngoài, nghiêm trọng hơn là viêm tai giữa có mủ.

Chúng ta có thể bị viêm tai có mủ do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cơ thể bị rối loạn chức năng của vòi nhĩ.

Do vòm mũi họng bị viêm nhiễm gây phù nề vòi nhĩ hay tình trạng nhiễm siêu vi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa có mủ là gì?

  • Tai của người bệnh thường xuyên bị chảy dịch, mủ ra ngoài: viêm tai giữa cấp tính thì thường là chảy ra mủ trắng đục, hơi xanh đặc; còn nếu kéo dài thì dịch chuyển sang dạng vàng loãng; đặc biệt nếu bị lâu năm và có biến chứng xương chũm thì sẽ chảy dịch trắng, vàng và có mùi hôi thối rất khó chịu.
  • Bị ù tai, cảm giác như có âm thanh trong tai: nguyên nhân là do dịch mủ tích tụ bên trong, màng nhĩ thủng nên khiến người bệnh có thể cảm thấy ù tai, cảm giác như có tiếng “lục bục” trong tai nghe rất khó chịu.
  • Đau nhức tai: ở giai đoạn cấp tính thì người bệnh thấy đau nhức tai rất nhiều, nhiều trường hợp đau nặng lan sang cả vùng đầu quanh tai.
  • Bị suy giảm thính lực: đối với một bên tai bị bệnh thì người bệnh sẽ nghe rất kém hoặc là không nghe thấy gì, bên tai còn lại thì bình thường.
  • Ngoài ra còn có biểu hiện khác như buồn nôn, tiêu chảy, đêm ngủ không ngon giấc, rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện kèm theo với triệu chứng sốt.

Điều trị bệnh viêm trai giữa theo tình trạng của bệnh

Điều trị bệnh viêm tai giữa theo tình trạng của bệnh

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh viêm tai giữa có mủ?

– Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ thuộc loại nhẹ, chúng ta có thể điều trị tại nhà như vệ sinh tai, dùng thuốc nhỏ tai và uống thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ.

– Còn trường hợp bệnh nặng, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng việc dùng kháng sinh hoặc qua quá trình truyền tĩnh mạch và mỗi đợt sẽ kéo dài khoảng 2 tuần.

– Đặc biệt, nếu bệnh viêm tai giữa có mũ gây hiện tượng thủng màng nhĩ thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật chuyên sâu.

Phương pháp giúp loại bỏ tất cả các mô bị bệnh trong xương xung quanh khoang tai giữa, không để bị sót lại, không làm hư hại cấu trúc mô bình thường và các dây thần kinh mặt, giúp tiêu viêm, khôi phục màng nhĩ, chữa bệnh tận gốc, tránh tái phát.

Cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa có mủ?

– Bệnh nhân cần giữ tai luôn khô ráo sau khi tắm gội, hay bơi lội nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm.

– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ngoáy tai trước khi lấy ráy tai.

– Nếu phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tai giữa có mủ, chúng ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.

Quá trình điều trị viêm tai giữa có mủ cần tuân thủ mọi sự chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, tránh tự ý mua thuốc bừa bãi hay áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức về bệnh viêm tai giữa có mủ để có biện pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Nguồn: Bệnh học