Bệnh huyết áp thấp với những triệu chứng biểu hiện của nó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhất mà các chuyên gia bệnh học chia sẻ.
- Bệnh Huyết Áp Thấp – Những Dấu Hiệu Cần Biết Căn Bệnh Nguy Hiểm
- Cao Huyết Áp – Nên Ăn Thực Phẩm Nào?
- Phát Hiện Sớm Nguy Cơ Nhồi Máu Cơ Tim
Huyết áp thấp – Phòng ngừa và điều trị.
1/ Cách điều trị bệnh huyết áp thấp
Để có biện pháp điều trị huyết áp thấp phù hợp, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc gây bệnh cụ thể:
– Nếu nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp là do bạn đang mắc một số bệnh như suy giảm tuyến giáp, các bệnh về tim, bệnh thần kinh, … bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tuần hoàn để có sự tư vấn điều trị phù hợp, hiệu quả và triệt để.
– Nếu bạn bị huyết áp thấp không phải do nguyên nhân kể trên, bạn cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để đưa huyết áp tăng lên chỉ số bình thường, cụ thể:
1.1 Ăn uống đủ chất, tăng cường các thức ăn giúp tăng huyết áp trong thực đơn hàng ngày:
– Bạn phải ăn ít nhất là 3-4 bữa trong một ngày, nên chia nhỏ khẩu phần và ăn nhiều bữa để việc hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng mà ngược lại, bữa ăn sáng của bạn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nên uống kèm thêm một lý sữa nóng hay một ly nước ép hoa quả có cho thêm một chút muối sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp thấp một cách đáng kể.
– Người bị bệnh huyết áp thấp không nên thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân quá nghiêm ngặt bởi đây chính là kẻ thù khiến bệnh của bạn trầm trọng hơn đấy.
– Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ việc tăng huyết áp như: cà phê (không nên uống quá 2 ly một ngày vì nó sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ thần kinh của bạn, đồng thời nên uống cà phê tự pha sẽ tốt hơn là cà phê hòa tan nhé), nước trà đặc, các loại bánh ngọt, nước sâm, các loại trái cây có vị ngọt, các loại mắm (mắm nêm, mắm cái), thịt bò,
– Nên ăn mặn hơn bình thường một chút vì muối có tác dụng cải thiện huyết áp thấp rất hiệu quả.
– Trường hợp bạn bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, cần tây, rau đay,…
– Mỗi ngày uống một ly trà gừng ấm với đường sẽ giúp bạn tăng huyết áp lên đáng kể đấy nhé vì đây là thực phẩm tuyệt vời đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp.
1.2 Ngủ đủ giấc:
– Bạn cần phải ngủ đủ từ 9-10 tiếng mỗi ngày.
– Buổi trưa bạn nên sắp xếp thời gian và công việc để ngủ từ 45 phút đến 1 tiếng nhằm tái tạo năng lượng, tinh thần, sức khỏe, tránh những rối loạn về huyết áp thấp thời gian còn lại trong ngày.
– Bạn cần lưu ý để cho mình một giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của giấc ngủ mới phát huy tốt tác dụng nhé.
– Khi ngủ nên kê đầu cao để chống lại các tác dụng của trọng lực và máu lưu thông tốt hơn.
– Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ vì chúng sẽ gây ra chứng giảm huyết áp và buồn ngủ ngày. Thay vào đó hãy sử dụng các thực phẩm giúp bạn ngủ ngon như trà tim sen, hạt sen, nhãn, táo,….
1.3 Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày:
Tập thể dục thường xuyên sẽ giảm nguy cơ huyết áp thấp
– Việc tập luyện thể dục thể thao có tác dụng tốt để nâng cao sức khỏe và sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là khả năng đẩy máu của tim khiến huyết áp được ổn định.
– Đối với bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nên tập những môn thể dục nhẹ nhàng như: yoga, gym, thể dục nhịp điệu, erobic, bơi lội, chạy bộ, chạy xe đạp,… đồng thời cần lưu ý không nên tập những môn thể thao nặng, quá sức trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại đấy.
– Bạn nên tập đều đặn hàng ngày, ít nhất mỗi ngày 20-30 phút và phải duy trì tối thiểu 5 lần/1 tuần nhé.
1.4 Một số thói quen trong sinh hoạt cần được thay đổi:
– Thay đổi tư thế nhẹ nhàng, trước khi ngủ dậy thay vì đứng dậy ngay lập tức, bạn hãy hít thở thật sâu, làm vài động tác khởi động cơ thể nhẹ nhàng và từ từ ngồi dậy sau đó mới đứng dậy nhé.
– Tập hít thở sâu đều đặn hàng ngày những lúc rảnh rỗi có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn cơ thể góp phần đưa huyết áp về mức ổn định.
– Nên ăn mặn nhiều hơn bình thường, khi uống các loại nước ép hoa quả, nước giải khát bạn có thể cho thêm một chút muối sẽ làm thức uống thêm đậm đà và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
– Khi tắm, thay vì tắm liên tục một loại nước, hãy luân phiên thay đổi nước lạnh sang nước ấm, nước ấm sang nước lạnh liên tục, tuy nhiên tỷ lệ nước lạnh chỉ nên chiếm 1/3 thôi nhé.
– Tránh ngồi lâu một chỗ, hãy vận động nếu có thể.
– Luôn thủ sẵn bên cạnh mình một ít các loại kẹo ngọt, bánh ngọt và ăn khi có dấu hiệu mệt mỏi, đầu óc choáng váng để kịp thời tăng huyết áp tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Uống các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ tăng huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu thấy cần thiết.
2. Biện pháp phòng bệnh huyết áp thấp
Ăn uống điều độ chính là cách đẩy lùi huyết áp thấp hữu hiệu.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời có những biện pháp điều trị trước những thay đổi bất thường của huyết áp cơ thể.
- Có chế độ ăn uống điều độ, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, đảm bảo đủ chất và tuyệt đối không bỏ bữa ăn sáng, không thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, không nên tập những bài thể dục nặng, quá sức trong thời gian dài, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Kiểm tra lại các loại thuốc đang sử dụng xem thử có thuốc nào có tác dụng hạ huyết áp hay không để có những điều chỉnh phù hợp;
- Trường hợp bạn đang mắc phải một số bệnh có nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp thấp hãy chữa trị kịp thời để nhanh chóng khỏi bệnh, tránh những biến chứng không tốt xảy ra.
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và môi trường nhiều khói thuốc.
- Tránh đứng lâu, ngồi yên một chỗ, hãy thường xuyên vận động cơ thể để máu lưu thông tốt.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, tránh áp lực công việc quá nặng nề.
Trên đây hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả giúp bạn giảm các nguy cơ tai biến nặng nề do bệnh huyết áp thấp gây ra. Bạn cũng có thể dùng một số thuốc có tác dụng tăng huyết áp, tuy nhiên chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh huyết áp thấp. Chính vì vậy, hãy tạo cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học đẻ bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé.
Nguồn: Cao dang Y Duoc TPHCM