Khám phá công dụng của cây Sâm đất đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sâm đất là một loại cây thuộc họ Rau sam, còn được gọi với tên khác là Thổ nhân sâm hay thủy sâm… Sâm đất được biết đến như một loại cây thuốc quý với nhiều bài thuốc hay. Bài viết này các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược về công dụng từ loại thảo dược đặc biệt này.

Sâm đất với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người

Sâm đất với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người

Sơ lược thông tin về cây Sâm đất

Sâm đất có tên khoa học là Talinum patens (Gaertn.) Willd. (T. paniculatum (Jacq.) Gaertn.). Đây là một loại cây thảo mọc đứng cao tới 0,6 m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5cm -7 cm, rộng 2,5cm -3,5 cm, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Sâm đất thường ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30 cm. Cây có có quả tháng 9 đến tháng 10 Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.

Theo Y học cổ truyền, Sâm đất có tính bình, vị ngọt có công dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân. Dân gian thường dùng sâm đất để chữa các bệnh như suy nhược ốm yếu, thể hư ra nhiều mồ hôi, tỳ hư ỉa chảy, ho do phổi ráo, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Lá cũng làm rau ăn như rau Sam, rau Mồng tơi.

Thành phần hóa học có trong cây Sâm đất

Về thành phần hóa học các dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rễ Sâm đất có các dẫn xuất phenolic.

Áp dụng cây Sâm đất vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Sâm đất là loại cây thường mọc hoang

Sâm đất là loại cây thường mọc hoang

  • Trị táo bón lâu ngày Ngoài ra, những người táo bón lâu ngày nên dùng lá thổ nhân sâm kết hợp với lá vông non và vừng đen đã rang cho nổ mỗi thứ 30 g, rễ đinh lăng 20g cùng lá thiên lý non, nấu canh uống hằng ngày.
  • Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư: Thổ nhân sâm 30g, đại táo 15 g, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc uống thay trà trong ngày.
  • Trị tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường: Thổ nhân sâm 60 g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250 ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
  • Tác dụng bổ khí huyết – chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, thở yếu, hồi hộp, ít ngủ, kém ăn, mệt mỏi: Thổ nhân sâm 40, sắc lấy nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400 ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
  • Trị sau khi ốm lâu, cơ thể hư nhược, nhọc mệt gầy yếu, sưng phổi, đái són, kinh nguyệt không đều: Dùng mỗi lần 40g -80 g củ, sắc lấy nước uống. Hoặc dùng 20g -30 g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: Thổ nhân sâm, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20 g, gà một con nhỏ tương đương với 400 g. Cách chế biến: Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa. Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
  • Trị mồ hôi trộm: Thổ nhân sâm 60 g, dạ dày lợn nửa cái. Cách chế biến: Dạ dày làm sạch để ráo, cho vào nồi hầm thổ nhân sâm. Khi dạ dày chín nhừ, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
  • Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật: Sườn lợn 300g, hoàng kỳ 200 g, thổ nhân sâm 200 g. Xương sườn lợn luộc qua rồi vớt bỏ bọt, hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước. Cho hoàng kỳ và sườn lợn vào nồi, chế thêm nước, đun nhỏ lửa và om kỹ, khi đạt độ nhừ cho thổ nhân sâm vào đun tiếp 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ ăn với cơm. Mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 bữa.