Nguyên nhân và cách phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chấn thương sọ não là căn bệnh có tỉ lệ tử vong thứ 3 trên thế giới. Chấn thương sọ não ở trẻ em càng nguy hiểm bởi trẻ chưa có ý thức bảo vệ mình trước những nguy cơ chấn thương có thể gây ra chấn thương.

chan-thuong-so-nao-o-tre-em

Chấn thương sọ não ở trẻ em

Nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em

Theo thống kê, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt là 2 nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não ở trẻ em. Trong số các vụ chấn thương sọ não, 84,5% trẻ ở độ tuổi trên 2 tuổi, tỉ lệ bé trai nhiều hơn bé gái. Các nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em tập trung theo độ tuổi:

  • Đa số trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não do bị tác động không đúng cách khi đẻ.
  • Trẻ dưới 4 tuổi: Do bị ngã từ trên cao: cầu thang, giường, võng…
  • Trẻ 4-8 tuổi: Do tai nạn giao thông, ngã, bị bạo hành, đánh đập.
  • Trẻ dưới 14 tuổi: Ngã, tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu.

Làm sao biết trẻ bị chấn thương sọ não?

chan-thuong-so-nao-o-tre-em2

Nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em

Sau khi trẻ gặp tai nạn vùng đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị bất tỉnh hơn 1 phút.
  • Trẻ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi, quấy khóc.
  • Trẻ mất xúc giác, bất tỉnh hoàn toàn lơ mơ.
  • Nôn trên 5 lần hoặc kéo dài trong 6h sau khi ngã.
  • Sau khi gặp chấn thương, thóp trên đầu trẻ bị căng phòng, đau đầu, xanh xao.
  • Máu chảy nhiều. Đặc biệt khi lỗ tai hoặc lỗ mũi của trẻ chảy máu hoặc dịch sau khi tai nạn, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

Phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

chan-thuong-so-nao-o-tre-em1

Đội mũ bảo hiểm ở phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

Chấn thương sọ não là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra các di chứng nặng nề cho trẻ. Phòng ngừa tối đa các nguy cơ có thể gây chấn thương cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.

Để phòng ngừa chấn thương sọ não cho trẻ, nên áp dụng những điều sau:

  • Luôn quan sát trẻ trong mọi hoạt động sinh hoạt và vui chơi, không để trẻ tự ý chơi một mình khi không có người lớn bên cạnh.
  • Tránh cho trẻ nô đùa ở nơi dễ xảy ra tai nạn như cầu thang, ban công, nơi đang sửa chữa, gác lửng không có thanh chắn.
  • Đội mũa bảo hiểm, dùng dây an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.
  • Khi tai nạn xảy ra, cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và điều trị phù hợp.

Chấn thương sọ não ở trẻ sẽ được hạn chế nếu cha mẹ biết cách bảo vệ sức khỏe trẻ một cách chu đáo, thận trọng.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn