Thoái hóa khớp bàn tay, căn bệnh nguy hiểm với người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thoái hóa khớp bàn tay là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây nhiều đau đớn, khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Thoái hóa khớp bàn tay là bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp bàn tay là bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp bàn tay là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối với người cao tuổi. Độ tuổi trung bình dễ mắc phải thoái hóa khớp bàn tay là 60 – 65 tuổi, tuy nhiên những triệu chứng có thể xuất hiện khá sớm từ khi 55 tuổi.

Đối tượng nào dễ mắc phải thoái hóa khớp bàn tay?

Tuổi cao là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao nhất vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Tỉ lệ thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi.

Nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay. Số lượng bệnh nhân nữ mắc thoái hóa khớp bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân là sự thay đổi hormon như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.

Những người béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay. Theo các thống kê cho thấy có tới 1/3 bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp bị béo phì.

Thoái hóa khớp bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Tổn thương thường xảy ra ở khớp nào?

Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị thoái hóa khớp nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Tay phải thường dễ bại thoái hóa khớp hơn so với tay trái

Tay phải thường dễ bại thoái hóa khớp hơn so với tay trái

Thoái hóa khớp bàn tay thường có biểu hiện gì?

Có 4 dấu hiệu cơ bản của thoái hóa khớp bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Người bệnh thường bị đau khớp bàn tay một bên hoặc cả hai bên, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào li và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Theo nguồn tin từ các chuyên trang tin tức Y Dược  có 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế trẻ nhỏ…

Biến dạng bàn tay do bị thoái hóa khớp bàn tay

Biến dạng bàn tay do bị thoái hóa khớp bàn tay

Cần làm gì khi phát hiện thoái hóa khớp bàn tay?

Khi nghi ngờ thoái hóa khớp bàn tay cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn. Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa khớp là dùng thuốc kháng viêm, giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo lý liệu pháp phòng biến dạng khớp. Tuy vậy, nên dùng thuốc gì và dùng trong bao lâu là công việc của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên nóng vội tự mua thuốc để điều trị, bởi vì, thuốc chống viêm giảm đau sẽ có các tác dụng không mong muốn phải có ý kiến của bác sĩ mới được dùng.

Để khắc phục triệu chứng đau và cứng khớp ngón tay, hàng ngày nên ngâm bàn tay vào nước muối nhạt (nước muối sinh lý), ấm hoặc xoa bóp với dầu làm nóng (dầu chàm, cao sao vàng, dầu gió) hoặc xoa bóp bằng keo (gel) có chứa hoạt chất chống viêm (voltagel, deepheat, diclophenac…).

Nguồn: benhhoc.edu.vn