Tìm hiểu chứng ho ra máu, nguyên nhân và cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi bị ho ra máu không ít người chủ quan, lơ là và không nghĩ mình bị bệnh, đến khi ho ra máu xuất hiện với tần suất dày lên mới đi khám thì đã có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ho ra máu có đờm là tình trạng người bệnh khạc ra đờm có dính máu. Lượng máu theo ra ngoài cùng với đờm ban đầu sẽ sẽ rất ít, có màu hồng nhẹ hoặc hơi phớt cam một chút nên khá khó để phát hiện ngay nếu bệnh nhân không quan sát cẩn thận. Ho ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, như nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu, bệnh phổ hoặc bệnh hô hấp.

Ho ra máu chứng bệnh nguy hiểm thường gặp ở nhiều người

Ho ra máu dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm

Triệu chứng thường gặp của bệnh ho ra máu

Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh nào đó chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng thường đi kèm khi ho ra máu như: tức ngực, sốt, đau đầu, khó thở, chóng mặt… Thông qua việc nhìn vào hình dạng của vệt máu, bệnh nhân có thể đoán được máu chảy từ đâu ra. Ví dụ, máu từ phổi có thể xuất hiện kèm bong bóng không khí nhỏ và trộn với chất nhầy từ phổi.

Nếu ho ra lượng máu nhiều (khoảng một thìa cà phê) hoặc ho ra máu sau khi bị thương, hay ho ra máu kèm theo xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân thì bệnh nhân cần đi khám ngay lập tức.

Khi bị ho ra máu người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân

Khi bị ho ra máu người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân

Nguyên nhân gây ra gây ho ra máu

Ho ra máu không phải là một căn bệnh thường gặp, vì thế những người khi đã bị ho ra máu thường tiềm ẩn rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như: kích thích họng do ho quá nhiều (hay gặp ở người hút thuốc lá), viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, viêm phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, dùng thuốc chống đông, thuyên tắc động mạch phổi, suy tim sung huyết, bệnh lao, bệnh tự miễn, dị dạng động mạch phổ, chấn thương, chảy máu cam… Ho ra máu tương đối phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Ho ra máu không phải là bệnh mà là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vì thế để điều trị tình trạng này bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám, từ đó có những kết luận và điều trị bệnh sao cho phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ theo quy định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần duy trì một vài thói quen tốt cho sức khỏe như:

  • Từ bỏ thuốc lá, các chất kích thích và chất gây dị ứng, phản xạ ho
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn lỏng (soup, sữa) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến…), ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Không ăn thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
  • Điều trị căn nguyên gây ra ho máu, giữ ấm đường hô hấp, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Việc áp dụng lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, từ đó hạn chế nguy cơ mắc những căn bệnh chuyên khoa hay một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn