Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn lo âu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vì cuộc sống, công việc có nhiều điều căng thẳng nên hiện nay có rất nhiều người thường xuyên mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân và biểu hiện như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp hiện nay, theo đó chúng có thể xuất hiện khi con người ta gặp những khó khăn hay cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, đối với một số người, cảm giác lo lắng nghiêm trọng, liên tục xảy ra và làm ảnh hưởng đến đời sống thường nhật; điều này có thể bảo hiệu cho chứng rối loạn lo âu tổng quát.

Trong thực tế lâm sàng, các rối loạn lo âu rất phổ biến, có tới 20% dân số thế giới gặp phải vấn đề này. Rối loạn lo âu gặp ở mọi lứa tuổi; từ trẻ nhỏ đến người lớn, tuổi mắc bệnh trung bình là 31 tuổi. Thông thường, bệnh hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:2. Tuy nhiên, nhiều khi chúng khó phân biệt với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại khác của sự lo âu; bởi lẽ nhóm bệnh lý này có nhiều triệu chứng tương đồng với nhau.

Sống với rối loạn lo âu tổng quát có thể là một thách thức lâu dài của bản thân người bệnh cũng như cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, nó xảy ra đồng thời và kết hợp cùng với sự lo lắng khác hoặc các rối loạn tâm trạng. Ngày nay, rối loạn lo âu thường được điều trị thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý. Đồng thời, thay đổi lối sống, học tập kỹ năng đối phó và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng có thể cải thiện được tình trạng của bệnh.

Biểu hiện của bệnh rối loạn âu lo khá rõ ràng

Biểu hiện của bệnh rối loạn âu lo khá rõ ràng

Bệnh rối loạn lo âu có biểu hiện bệnh như thế nào?

Là một căn bệnh thần kinh chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng một số giả thuyết cho rằng, rrối loạn tâm thần này có thể liên quan đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, có thể kể đến như: dopamine, serotonin và norepinephrine. Các giả thuyết khác cho rằng tình trạng này có liên quan đến di truyền học, kinh nghiệm cuộc sống và các sang chấn tâm lý. Một số tình trạng và bệnh lý được chứng minh là có liên quan tới rối loạn lo âu, bao gồm: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, suy giáp, do một số bệnh lý tim mạch hoặc chị em phụ nữ trong thời  kỳ tiền mãn kinh.

Theo đó, các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát rất đa dạng, diễn biến phức tạp và thay đổi tùy tình trạng của từng bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn.
  • Bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu không rõ lí do.
  • Khó tập trung tâm trí. Khó đi vào giấc ngủ.
  • Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc bị dễ dàng giật mình.
  • Cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt.
  • Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.

Thông thường, nỗi lo lắng không bao giờ hoàn toàn biến mất nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra hoặc lo lắng căng thẳng về sự an toàn của bản thân và gia đình dù không có bất kỳ mối đe dọa cụ thể.

Bệnh nhân nên đến các khoa tâm lý hoặc trung tâm Y tế để thăm khám khi có biểu hiện bệnh

Bệnh nhân nên đến các khoa tâm lý hoặc trung tâm Y tế để thăm khám khi có biểu hiện bệnh

Ngoài ra các triệu chứng bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể do đặc thù tâm lý lứa tuổi, ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể lo lắng quá nhiều về một số vấn đề về thời gian, học tập hoặc chấn thương tâm lý nào đó. Tuy nhiên theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, ở độ tuổi này, có những lo lắng và áp lực là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng quá mức thì nên đến các trung tâm Y tế, các khoa tư vấn tâm lý để có hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn