Viêm phổi cấp do những nguyên nhân nào gây nên?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm phổi cấp tính là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Để kiểm soát kịp thời, chúng ta cần phải nắm rõ các nguyên nhân và dấu hiệu điển hình của bệnh.

Viêm phổi cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Thế nào là bệnh viêm phổi cấp tính?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, viêm phổi cấp tính (Acute Pneumonia) là một bệnh lý về nhiễm trùng cấp tính ở phổi. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng vượt qua hệ thống miễn dịch và tấn công vào các bộ phận của hệ thống hô hấp như phế nang phổi.

Bệnh có diễn biến khá nhanh và phức tạp, do đó, nếu không có các phương pháp điều trị và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm khác.

Hiện nay, theo dữ liệu từ các thống kê về sức khỏe thì người già, trẻ nhỏ hay các đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém là người dễ mắc phải viêm phổi cấp nhất.

Thậm chí, tại các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này xảy ra cũng khá cao, chiếm từ 10 – 15% trong tổng số các bệnh có liên quan đến nhiễm trùng.

Nguyên nhân nào gây viêm phổi cấp?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc phải viêm phổi cấp. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc phải tình trạng này đều do các nguyên nhân sau:

Viêm phổi do virus

Virus là nguyên nhân gây nên 30% số ca mắc bệnh viêm phổi. Đặc biệt là chúng xảy ra phổ biến ở trẻ em, hầu hết các biểu hiện có thể không quá nghiêm trọng. Các loại virus có thể dẫn đến viêm phổi là:

  • Virus cúm A và virus cúm B gây bệnh chủ yếu với người lớn.
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) lại “tấn công” đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhiều hơn.
  • Virus khác: Coronaviruses, rhinovirus, virus parainfluenza và adenovirus (chúng gây đau mắt đỏ), herpes simplex, sởi và thủy đậu (hiếm khi).

Viêm phổi do phế cầu

Nguyên nhân gây viêm phổi phế cầu là vi khuẩn streptococcus pneumoniae (hay còn gọi là phế cầu khuẩn). Nó là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là người cao tuổi hoặc người có các bệnh mãn tính vì hệ miễn dịch suy yếu và tỷ lệ biến chứng tiềm ẩn cao.

Viêm phổi do vi khuẩn

Bên cạnh vi khuẩn phế cầu kể trên, còn có một số loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi khác, chúng bao gồm:

  • Vi khuẩn haemophilus influenzae: Nó là loại vi khuẩn có thể gây nên nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, tùy vào vị trí mà chúng xâm nhập. Nhiễm trùng phổi là tình trạng khá phổ biến với các bệnh nhân bị haemophilus influenzae tổn thương, bên cạnh viêm tai giữa và nhiễm trùng máu.
  • Vi khuẩn Legionnaires: Nó gây ra triệu chứng viêm phổi nặng đến nghiêm trọng, có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng Legionnaires đôi khi khiến người bệnh sốt pontiac.

Viêm phổi do mycoplasma

Vi khuẩn mycoplasma là dạng vi khuẩn có nhiều chủng nhất (200 loại) được phát hiện đến nay. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng mycoplasma đều bị viêm phổi. Chúng hoạt động với cơ chế tự bám vào các mô phổi rồi sinh sôi nhanh chóng khiến phổi bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy hiện tượng viêm phổi mycoplasma đều ở dạng nhẹ.

Viêm phổi do lao

Vi khuẩn gây lao mycobacterium tuberculosis cũng được xem là nguyên nhân gây viêm phổi, dù giữa bệnh lao và nó chưa xác định được mối liên hệ rõ ràng. Vi khuẩn mycobacterium tuberculosis rất dễ lây lan và có thể gây nên tình trạng ho ra máu ở người bị nhiễm.

Các dấu hiệu viêm phổi cấp rõ ràng nhất

Đây là căn bệnh hô hấp nguy hiểm là bởi các biểu hiện ban đầu của bệnh lý thường khá âm thầm và dễ nhầm lẫn. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp tính mà chúng ta cần cảnh giác:

Giai đoạn đầu

Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu giống như cảm lạnh, cúm, bao gồm chảy nước mũi, ho, hắt xì hơi, sốt nhẹ và người khó chịu, mệt mỏi.

Giai đoạn giữa

Khi không được phát hiện, người bệnh viêm phổi cấp sẽ phải đối mặt với nhiều biểu hiện như ho có đờm, ho dính máu, đau tức ngực khi ho, sốt cao, ớn lạnh, nhịp thở nhanh, buồn nôn, tiêu chảy thậm chí kèm theo mê sảng, mất nhận thức.

Giai đoạn nặng

Bệnh viêm phổi cấp biến chứng khi vi khuẩn, virus xâm nhập và lan rộng khắp thùy phổi, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng khó thở nghiêm trọng, mạch nhanh, tím môi, khạc đờm có mủ, sốt dai dẳng, viêm màng ngoài tim, thậm chí tràn mủ màng phổi.

Để kiểm soát kịp thời, chúng ta cần phải nắm rõ các nguyên nhân và dấu hiệu điển hình của bệnh, qua đó lựa chọn được cách chữa hiệu quả nhất.