Nhưng thông tin cần biết trong việc điều trị viêm gan virus E

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm gan virus E là một bệnh lây qua đường tiêu hóa, do virus gây ra. Bệnh có thể gây thành dịch do nhiễm bẩn nguồn nước. Vậy cần làm gì để phòng bệnh hiệu quả?

Nhưng thông tin cần biết trong việc điều trị viêm gan virus E

Nhưng thông tin cần biết trong việc điều trị viêm gan virus E

Virus viêm gan E là một virus hướng gan, họ Hepeviridae, là một vòng nhỏ RNA đường kính khoảng 34 nm, dài khoảng 7,5 kilobases. Đây thường là một loại bệnh tự khỏi và hầu hết người nhiễm bệnh tự hồi phục mà không để lại biến chứng về lâu dài. Tuy nhiên theo tìm hiểu của trang tin tức Y Dược, bệnh có thể trở nên ác tính và nguy hiểm, nhất là khi bệnh nhân đang mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 1- 20%. Bệnh có thể diễn biến mạn tính ở những bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Cách chẩn đoán viêm gan virus E

– Triệu chứng lâm sàng: Thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ. Triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Ở những vùng có dịch tễ lưu hành diễn biến lâm sàng có thể gặp những thể nặng với những biểu hiện của suy gan cấp và có thể tử vong.

– Cận lâm sàng:

+ ALT, AST máu tăng.

+ Bilirubin máu tăng.

+ IgM anti-HEV dương tính ngay khi có triệu chứng và có thể kéo dài đến 6 tháng.

+ IgG anti-HEV dương tính sau 10 – 12 ngày khi có biểu hiện bệnh và kéo dài  nhiều năm.

+ Virus viêm gan E có thể hiện diện trong phân của người bệnh lên đến 2 tháng sau khi có biểu hiện lâm sàng.

– Chẩn đoán xác định:

+ Dịch tễ: Tiền sử tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay trực tiếp quan hệ tình dục miệng, hậu môn, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị viêm gan virus E.

Cách chẩn đoán viêm gan virus E

Cách chẩn đoán viêm gan virus E

+ Lâm sàng: Chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da.

+ Cận lâm sàng: anti HEV IgM dương tính.

– Chẩn đoán thể lâm sàng:

+ Viêm gan cấp tính: Triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Diễn biến thường tự khỏi.

+ Viêm gan tối cấp: mệt lả, vàng mắt, sốt cao, gan teo nhỏ, hôn mê gan dẫn đến tử vong.

+ Viêm gan mạn tính: Đây không phải là một loại bệnh thường gặp, chủ yếu gặp ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, ghép tạng.

– Chẩn đoán phân biệt:

+ Cần phân biệt với các nguyên nhân gây viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan do virus khác, viêm gan tự miễn…

– Các nguyên nhân gây vàng da khác: leptospirosis, sốt rét…một số căn nguyên tắc mật cơ giới như u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật…

Phương pháp điều trị viêm gan virus E hiệu quả

– Điều trị đặc hiệu: Viêm gan virus E không có điều trị đặc hiệu.

– Điều trị hỗ trợ:

+ Chế độ chăm sóc: Nghỉ ngơi hoạt động nhẹ nhàng. Ăn giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật. Tăng cường hoa quả tươi. Không rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.

+ Thuốc điều trị: Thuốc bảo vệ màng tế bào gan: Nhóm BDD (Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate). Dùng theo sự chỉ định của Bác Sĩ hoặc dùng liều trung bình người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn. Trẻ em 2-6 tuổi: 1-2 viên/ngày, 6-12 tuổi: 2-3 viên/ngày.Trẻ em dưới 2 tuổi: tham khảo ý kiến Bác sĩ. Sau khi men ALT trở về bình thường, nên duy trì trị liệu bằng Biphenyl dimethyl dicarboxylate trong vòng 6 tháng đến 1 năm; Thuốc tăng cường chuyển hóa: chuyển amoniac độc hại thành ure như nhóm L-Ornithin L-Aspartat 500 mg (Người lớn uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày.Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/lần, 2-3 lần trong ngày), Lactulose (15ml chứa 10 g lactulose . Người lớn 90-150 mL/ngày, chia 3 lần); Thuốc có tác dụng khử các gốc tự do bảo vệ tế bào khỏi các chất oxy hóa có hại: Glutathione 500 mg , ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên; Tăng cường các yếu tố đông máu: Vitamin K, Plasma tươi…; Thuốc lợi mật, sử dụng khi có vàng mắt vàng da: chophytol (người lớn 1-2 viên x 3 lần/ngày, trước bữa ăn), sorbitol gói 5 g (người lớn: uống 1-3 gói/ngày.Trẻ em: uống nửa liều người lớn.)…; Thuốc lợi tiểu, sử dụng khi bệnh nhân tiểu ít, bắt đầu với nhóm kháng Aldosteron, có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu khác. Spironolacton 100-400 mg/ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Nguồn: benhhoc.edu.vn