Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nắm được nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ rất rõ ràng

Trĩ là bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ là một căn bệnh tiêu hóa thường gặp, thực tế đây là tình trạng cách tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng bị giãn to. Tùy thuộc vào tĩnh mạch giãn là tĩnh mạch trĩ trong hay tĩnh mạch trĩ ngoài mà biểu hiện của trĩ là khác nhau. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh trĩ vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ khởi phát trĩ kể đến như: Sự suy yếu của tổ chức nâng đỡ; táo bón, tiêu chảy kéo dài; một số nghề nghiệp phải ngồi nhiều nhất là tư thế ngồi xổm; bệnh lý làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch trực tràng.

Dấu hiệu lâm sàng để phát hiện bệnh trĩ rất đặc trưng bởi các triệu chứng sau: Đi ngoài ra máu đỏ tươi ở các mức độ khác nhau ( Dính phân hay giấy vệ sinh, nhỏ giọt, thành tia), tình trạng kéo dài gây thiếu máu mạn tính; Phát hiện khối bất thường ở hậu môn – gọi là búi ( bó) trĩ, búi trĩ có thể tự co lên, phải dùng tay đẩy lên hoặc sa thường xuyên kèm theo viêm ngứa, xuất tiết, khó chịu vùng hậu môn; Đau đột ngột vùng hậu môn khi có sa tắc tĩnh mạch trĩ, gây nghẽn mạch tạo khối nhiễm trùng và khó có thể đẩy búi trĩ lên, bệnh nhân đau dữ dội, ngoài đợt viêm tắc cảm giác vướng rát khi đi ngoài; Trĩ có thể kèm theo sa trực tràng.

Có 2 loại bệnh trĩ phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, có rất nhiều loại trĩ tuy nhiên phổ biến nhất là 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội được xác định là xuất hiện ở phía trên đường lược, với bề mặt trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn, với biểu hiện có thể nhận thấy là ra máu tươi, sa, nghẹt búi trĩ và viêm da quanh vùng hậu môn. Còn đối với trĩ ngoại, được tính từ phía dưới đường lược, bề mặt trĩ là những mô thành lát, tầng, kèm biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cũng bị đau, chảy máu, nhưng có kèm theo biểu hiện ngứa rát. Một đặc điểm có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại là trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác còn trĩ ngoại thì có nên trĩ ngoại thường kèm theo đau đớn khi bị thuyên tắc búi trĩ.

Đối với trĩ nội dựa theo triệu chứng lâm sàng tại các thời điểm mà chia trĩ thành 4 loại:

  • Độ 1: Trĩ cương tụ, gây chảy máu đỏ tươi ngay sau khi đi ngoài
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
  • Độ 3: Sa trĩ khi dặn, phải dùng tay đẩy lên.
  • Độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch

Cách điều trị trĩ như thế nào?

Tuy rằng là một căn bệnh “khó nói” nhưng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản tình dục, tuy nhiên bệnh nhân cũng nên chia sẻ với bạn đời của mình để thấu hiểu nhau hơn. Theo đó để không có biến chứng xảy ra thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị, theo đó phương pháp điều trị bằng nội khoa – điều trị không phẫu thuật là biện pháp áp dụng ở giai đoạn đầu của trĩ:  Bệnh nhân cần điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh phù hợp với bệnh, ví dụ như ăn thức ăn ít gia vị, nhuận tràng tránh gây táo bón, lao động vừa phải hạn chế tư thế ngồi xổm, vệ sinh vùng hậu môn sinh dục sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp điều trị bệnh như các loại thuốc mỡ, viên đạn đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ giúp chống viêm, giảm đau, tăng sức bền thành mạch kể đến như Titanorein, hay những thuốc dùng toàn thân như Daflon.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ thể hiện trên tình trạng bệnh

Ngoài phương pháp trên thì phương pháp điều trị bằng thủ thuật gồm một số biện pháp: Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồng ngoại, đốt bằng dao điện hay đốt búi trĩ bằng laser CO2, chúng có ưu điểm dễ thực hiện, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trường hợp các biện pháp trên thất bại, búi trĩ sa thường xuyên, chảy máu nhiều… sẽ áp dụng điều trị ngoại khoa – mổ cắt trĩ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn