Bệnh Sởi – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia bệnh học sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh sởi và cách chăm sóc người bệnh để có thể tránh được những nguy cơ mắc bệnh và biết được cách phòng tránh bệnh 1 cách hợp lý nhất.

trieu-chung-benh-soi

Triệu chứng thường thấy của bệnh sởi.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởibệnh hô hấp do virut thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan rộng và dễ trở thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất và các trường học là nơi có điều kiện tốt nhất để virut có thể phát triển lây lan 1 cách nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh sởi thường chủ yếu có 2 nguyên nhân chính:

  • Do nhiễm virut sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra
  • Do bị lây lan từ người mắc bệnh qua các đường hô hấp như: ho, hắt hơi, tiếp xúc nói chuyện, qua đường ăn uống…

Những triệu chứng của bệnh sởi

Khi người có nguy cơ và mắc bệnh sởi sẽ có các biểu hiện như 1 số triệu chứng sau:

Những triệu chứng này thường được chia ra làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: giai đoạn này thường là giai đoạn ủ bệnh của virut, khi người bị nhiễm virut thì trong khoảng 10 đến 15 ngày người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này còn có thể gọi là giai đoạn thời kì khởi phát. Đây cũng là giai đoạn hay lây lan nhất, và khi đó người bệnh sẽ thấy trong người mệt mỏi, khó chịu, đau nhức cơ khớp, bị sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao lên tới 39 đến 40 độ. Khi bị sốt cao người bệnh còn có thể xảy ra các hiện tượng co giật cơ thể. Ngoài ra bệnh còn có 1 số biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng…
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này là lúc bệnh xuất hiện phát ban khắp cơ thể. Mới đầu phát ban xuất hiện trên mặt sau đó dần dần lan tới khắp cơ thể. Nốt phát ban có màu hồng nhạt và thường kết dính lại với nhau.
  • Giai đoạn cuối: Đây có thể được gọi là giai đoạn cơ thể phục hồi. Những nốt phát ban trên cơ thể dần dần bay biến mất, nhưng 1 số vùng da có thể bị ảnh hưởng để lại các dấu hiệu thâm đen trên da.

Hướng dẫn cách chăm sóc người mắc bệnh sởi

cham-soc-nguoi-bi-benh-soi

Theo dõi nhiệt độ người bệnh hàng ngày.

  • Cho người bệnh nằm riêng 1 chỗ để tránh lây lan và chọn những nơi thoáng phải tránh những nơi có gió lùa
  • Theo dõi người bệnh, kiểm tra nhiệt độ hằng ngày người bệnh
  • Nhỏ dung dịch nước muối 9% lên mắt và mũi sát trùng
  • Tắm rửa sạch sẽ bằng nước đủ ấm để tránh cơ thể bị nhiễm trùng
  • Bồi bổ cơ thể bằng các chất dễ tiêu và giàu dinh dưỡng (đặc biệt vitamin A) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp nếu phát ban sởi mất hết nhưng vẫn còn sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng… hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác lạ nào đó thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra bệnh sởi còn có thể có những biến chứng rất nguy hiểm như: viêm phổi, lao, viêm thanh quản…và 1 số biến chứng khác, nên khi thấy trong người có những triệu chứng như trên thì hãy nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị 1 cách kịp thời, tránh những trường hợp xấu xảy ra và trên đây cũng là bài viết giúp cho bạn nhận biết được những nguyên nhân mắc bệnh sởi và cách chăm sóc người mắc bệnh sởi một cách đúng đắn hơn.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM