Các kiến thức chung về ung thư dạ dày cần phải biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nếu không điều trị sớm sẽ phải tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Vậy chúng ta cần phải nắm bắt được thông tin gì về căn bệnh này?

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng của các khối u trong dạ dày

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng của các khối u trong dạ dày

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng của các khối u trong dạ dày

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ ung thư dạ dày như:

  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa nitrat
  • Nếu trong dạ dày có vi khuẩn Helicobacter pylori thì tỉ lệ gây loét dạ dày cũng sẽ tăng lên.
  • Người có polyp trong dạ dày, bị viêm dạ dày mãn tính, hay thiếu máu ác tính cũng có khả năng bị ung thư cao.
  • Nếu thành viên trong gia đình từng có tiền sử ung thư dạ dày thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn

Ngoài ra nếu chế độ ăn uống không hợp lí cũng có thể dẫn tới ung thư dạ dày như: ăn quá mặn, thường xuyên ăn đồ nướng, hun khói, ăn thực phẩm hỏng, mốc, hút thuốc lá… Theo đó, bệnh ung thư dạ dày có những biến chứng nguy hiểm như đau bụng sau ăn, buồn nôn, bụng luôn có cảm giác đầy và khó chịu. Cơ thể khó tiêu, mệt mỏi, hay bị ợ nóng, ợ chua, đôi khi buồn nôn, nôn. Dạ dày đau dữ dội, chức năng tiêu hóa kém làm cơ thể sụt cân nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm có nhiều giai đoạn khác nhau, tùy vào diễn biến bệnh, tình trạng sứ khỏe người bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp như:

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

  • Nếu ung thư ở giai đoạn mới, các tế bào mới chỉ phát triển ở lớp niêm mạc thì có thể loại bỏ khối u này bằng phương pháp phẫu thuật nội soi
  • Nếu khối u đã lan ra phá hủy một phần dạ dày thì phải tiến hành cắt bỏ một phần dạ dày. Phẫu thuật này chỉ cắt bỏ những phần tổn thương do tế bào ung thư làm hỏng.
  • Nếu người bệnh buộc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày thì trong trường hợp này thực quản sẽ được nối trực tiếp vào tá tràng. Do đã cắt bỏ dạ dày, người bệnh sẽ phải ăn, uống theo một chế độ được bác sĩ cho phép.

Một số trường hợp cắt bỏ một phần dạ dày chỉ có tác dụng giúp người bệnh thoải mái hơn, hạn chế sự xâm lấn của khối u sang các mô khác chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh có thể được chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị trước phẫu thuật để thu gọn vị trí ung thư. Phương pháp này có thể có biến chứng như khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy…

Dù chưa rõ ràng nguyên nhân gây bệnh nhưng chúng ta có thể phòng tránh ung thư dạ dày nhờ có một chế độ sinh hoạt lành mạnh như: Thường xuyên kiểm tra sự khỏe để có phát hiện bệnh sớm, bổ sung chất xơ, ăn nhiều trái cây để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời nên hạn chế ăn thức ăn quá mặn, các đồ uống có cồn, có gas.  Không nên ăn đồ ăn chiên nướng quá cháy, không hút thuốc lá.Người đang mắc các bệnh về tiêu hóa nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa.

Nguồn: benhhoc.edu.vn