Cha mẹ học cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tuổi dậy thì là bước chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, là một trong những giai đoạn quan trọng trong phát triển thể chất và tinh thần. Khủng hoảng tuổi dậy thì là vấn đề gặp ở rất nhiều trẻ, ở nhiều gia đình.

Những điều cần biết về tuổi dậy thì

Những điều cần biết về tuổi dậy thì

Đặc điểm của trẻ trong tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì được thường nằm trong khoảng từ 15-20 tuổi, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt thì có thể dậy thì sớm hơn khi 12-13 tuổi, càng ngày tỉ lệ dậy thì sớm càng cao. Đây là giai đoạn quan trọng về tăng trưởng sinh học, tâm sinh lý.

Tốc độ phát triển cơ thể rất cao, nếu như ở lứa tuổi trước thường trẻ tăng được 5cm mỗi năm, nhưng trong 3 năm đầu dậy thì trẻ có thể tăng mỗi năm từ 9-10cm. Cân nặng cũng tăng nhanh, tuy nhiên mức tăng còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, chế độ vận động. Lớp mỡ dưới da phát triển, cơ bắp tăng sinh, phủ tạng phát triển làm cho trẻ có hình dáng biến đổi: Nam thì vai rộng, ngực nở, nữ thì tăng mỡ ở mông và vú tạo nên dáng vóc theo giới tính rõ rệt.

Do vậy nhu cầu năng lượng trong thời gian này rất cao, dân gian gọi là “tuổi ăn, tuổi lớn”, dinh dưỡng cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho quá trình tổng hợp chuyển hóa để cơ thể phát triển. Về sinh sản tình dục, các tuyến nội tiết sinh dục bắt đầu hoạt động gây nên những xáo trộn lớn cả về thể chất và tâm sinh  lý. Ở nữ, bắt đầu có dịch âm đạo tử cung to gấp 5 lần, buồng trứng to gấp đôi, xuất hiện sự rụng trứng và có kinh hàng tháng. Ban đầu kinh nguyệt thường ít, không đều và kèm theo đau bụng, nhưng sau 1-2 năm sẽ dần ổn định và đều đặn hơn. Sự rụng trứng và có kinh nguyệt đánh dấu thời điểm nữ giới có khả năng mang thai khi quan hệ tình dục.

Ở nam giới, dương vật và bìu to ra, thâm đen và phủ đầy lông, long ban đầu mọc tại chỗ sau mọc lên cả phần dưới bụng. Trẻ bắt đầu có tinh dịch, xuất hiện nhiều trong đêm làm trẻ lo ngại, sau khoảng 1 năm thì tinh dịch có tinh trùng. Cùng với thay đổi sinh dục, trẻ cũng thay đổi giọng nói và mọc râu.

Đến tuổi dạy thì con có những thay đổi về mặt tâm lý cũng như thể chất

Đến tuổi dậy thì con có những thay đổi về mặt tâm lý cũng như thể chất

Tâm sinh lý tuổi dậy thì rất cần được quan tâm

Những xáo trộn về cơ thể làm cho trẻ lo âu, sợ hãi và ngại ngùng nên cố gắng che dấu những thay đổi của mình để không khác những bạn xung quanh như: Trẻ ăn ít lại để đỡ to nhanh quá, nữ thì nịt chặt ngực, nam thì cạo râu. Trẻ còn có nhu cầu được khám sức khỏe vì đau bụng kinh hay xuất tinh về đêm. Thời kỳ này trẻ rất cần được người lớn quan tâm đế sức khỏe làm đẹp, giải thích cho trẻ biết những biểu hiện này là bình thường, bạn nào cũng sẽ phải trải qua. Hướng dẫn cho trẻ cách tự chăm sóc sức khỏe sinh dục về sử dụng băng vệ sinh, vệ sinh bộ phận sinh dục, tự bảo vệ trước hành vi quấy rối, xâm hại.

Vấn đề sức khỏe thường gặp trong thời kỳ dậy thì

Những vấn đề sức khỏe trong thời kỳ trước dường như đã lui lại về sau, trẻ tuổi này thường rất khỏe. Nên đôi khi gia đình thường lơ là tới sức khỏe của trẻ, cộng thêm trẻ ngại đi khám bệnh, vào bệnh viện, làm cho bệnh lý phát hiện thường ở giai đoạn nặng (Ung thư máu, ung thư gan, ung  thư hạch…)

Tuổi dậy thì là đối tượng đứng trước nguy cơ cao nhất của các bệnh, vấn đề xã hội như: Nghiện hút, mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tai nạn giao thông, tự tử và những căn bệnh thường gặp. Vì thế, gia đình, nhà trường, xã hội cần có sự quan tâm thích đáng giúp trẻ khỏe mạnh về cả thể chất, tinh thần và xã hội. Giáo dục giới tính, nhân cách quan trọng không hề kém giáo dục kiến thức. Cha mẹ phải lắng nghe con, là bạn của con, là gia đình dang tay giúp đỡ con khi gặp những nghịch cảnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn