Cây đinh lăng là một loại cây cảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, có tác dụng như một loại “thần dược” trị được nhiều bệnh.
- Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?
- Tác dụng bất ngờ của nước ép lựu với sức khỏe
- Mùa đông nên kết thân với những thực phẩm có màu đen để bảo vệ sức khỏe
Một số thông tin về cây đinh lăng
Một số thông tin về cây đinh lăng
Đinh lăng thuộc họ nhà nhân sâm, nó còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Loại cây này thường được trồng làm cây cảnh trong nhà, còn đối với y học cổ truyền nó được xem là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.
Cây đinh lăng thường nhỏ, cao từ 1-2m, lá cây hình xẻ lông chim, màu xanh lục viền lá hình răng cưa phân bố không đều. Cụm hoa gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, có quả dẹt.
Rễ đinh lăng là thành phần quý nhất bởi chứa nhiều saponin chất độc đối với các động vật máu lạnh tạo thành hợp chất với cholesterol, chất này thường có nhiều trong nhân sâm. Ngoài ra, trong rễ cây đinh lăng còn có các vitamin như: B1, B2, B6, C, 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như cystein, lyzin, methionin,..
Chuyên trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin, củ đinh lăng có độ tuổi từ 6 năm trở lên sẽ có thành phần dinh dưỡng tương đương với củ nhâm sâm. Mặc dù rất nhiều người trồng và thu mua nhưng hầu như không ai biết dùng cây đinh lăng trị bệnh gì?
Đinh lăng: Thần dược trị bách bệnh trong dân gian
Đinh lăng là cây thuốc quý mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Không chỉ củ đinh lăng mà cả thân cây lẫn lá cây đều có thể điều chế thành thuốc để sử dụng.
Tác dụng của lá cây đinh lăng: Lá cây đinh lăng thường được dùng để chống bệnh co giật ở trẻ em, chữa lành vết thương. Ngoài ra còn được dùng để ăn sống, kết hợp với món gỏi cá.
Thân cây: Thân cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê thấp rất tốt. Người bệnh có thể dùng kết hợp với cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây, sắc uống với liều 20-30g/ngày.
Rễ cây: Đây chính là bộ phận quý nhất của cây, rất tốt cho nam giới, tăng cường sức chịu đựng.
Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng
Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng
Tác dụng trị bệnh liệt dương
Dùng rễ đinh lăng kết hợp với 1 số thảo dược như nhân trần, chi tử, biển đậu, xa tiền tử, rễ cỏ tranh, hoài sơn, ý dĩ, ngũ gia bì. Mỗi thứ lấy 12g cùng với uất kim, ngưu tất, nghệ mỗi vị 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa căng sữa cho phụ nữ mới sinh
Lấy lá cây, rễ cây đinh lăng mỗi thứ 30-40g cộng với 500ml nước. Đun sôi đến khi còn 1 nửa rồi uống khi còn nóng.
Chữa sốt, ho, đi tiểu nước vang, tức ngực
Lấy 30g rễ và lá cây đinh lăng tươi, 20g lá tre tươi, thêm 20g vỏ cam, vỏ quýt, 30g cam thảo dây, 30g sài hồ, 20g chua me đất, 30g rau má. Rồi đem tất cả bỏ vào trong ấm, đổ nước ngập. Sắc lấy 250ml nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày duy trì cho tới khi cảm thấy khỏe.
Chữa bệnh thiếu máu
Lấy khoảng 100g rễ cây đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh – củ tam thất 20g. Tán thành bột, mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp. Các bác sĩ y học cổ truyền khuyến cáo bệnh này thì nên uống thuốc hằng ngày.
Tuy cây đinh lăng mang lại nhiều tác dụng nhưng không nên lạm dụng nó. Bởi trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.
Nguồn: benhhoc.edu.vn