Bệnh dại hiện chưa có thuốc đặc trị vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ và có kiến thức về bệnh dại trong phòng ngừa và điều trị bệnh
- Biến chứng và cách chăm sóc bệnh bạch hầu
- Chuyên gia Điều dưỡng cho biết bệnh viêm họng do liên cầu là gì ?
- Bạn có những bệnh nấm da thường gặp nào không ?
Tìm hiểu về bệnh dại và mức độ nguy hiểm của bệnh
Bài viết sau sẽ cung cấp đến độc giả kiến thức cơ bản về bệnh dại từ các chuyên gia.
Bệnh dại là gì?
Theo Bệnh học bệnh dại là bệnh nhiễm trùng do virus dại gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại tấn công (thường là do động vật hoang dã hoặc thú nuôi trong nhà như chó mèo). Khi bị động vật cắn và xuất hiện các dấu hiệu của bệnh dại thì nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, nếu nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh dại, bệnh nhân nên tiêm phòng bệnh dại trước khi xuất hiện triệu chứng.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại
Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng khoảng từ 35 tới 65 ngày, có thể là sốt, nhức đầu, kiệt sức, chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê chỗ vết cắn…tiếp theo sẽ xuất hiện triệu chứng ở hệ thần kinh như bị kích động, lú lẫn và lo lắng hoặc hiếu động thái quá, mất ngủ, ảo giác, sợ nước, co giật cơ thậm chí tê liệt…
Nếu bệnh dại không được phát hiện và điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm thì hầu như có thể dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại
Nguyên nhân gây bệnh dại là do một loại vi virus có tên là rhabdovirus cư trú trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn hoặc bệnh dại có thể được lây nhiễm qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở hoặc niêm mạc miệng, mắt (bệnh có thể lây nhiễm nếu động vật bị nhiễm bệnh liếm vết thương trên da). Đây là một căn bệnh học chuyên khoa mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Vết xước nhỏ từ chó cũng có thể dẫn đến bệnh dại ở người
Những người sống ở vùng sâu vùng xa, vắc xin không có sẵn ngay lập tức để tiêm phòng nếu bị cắn hoặc trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh dại nhất. Những người làm việc ở phòng thí nghiệm nơi thường xuyên tiếp xúc với virus dại cũng có nguy cơ mắc bệnh. Những nước kém phát triển như các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á, người hay tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại, như thám hiểm hang động hoặc đi cắm trại cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả bệnh dại
Chẩn đoán bệnh: cần phải kiểm tra xem động vật tấn công bệnh nhân có bị nhiễm virus ẩn dại hay không. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cách nào khẳng định liệu con vật có truyền virus bệnh dại cho bạn sau khi cắn không. Vì vậy, điều trị để ngăn chặn virus bệnh dại lây nhiễm luôn được khuyến khích.
Phương pháp điều trị bệnh dại
Theo giảng viên trường cao đẳng dược Sài Gòn thì nếu bị động vật nghi nhiễm dại cắn, cần rửa sạch vết thương ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc sát khuẩn tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh. Thông thường con vật đã cắn bệnh nhân cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh thì không cần điều trị. Nếu con vật đó có triệu chứng của bệnh dại, thì bệnh nhân cần được điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV).
Globulin miễn dịch dại ở người được tiêm nửa liều ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. Vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người được tiêm 5 liều vào ngày: ngày đầu tiên, ngày thứ 3, ngày thứ 7, ngày thứ 14 và ngày thứ 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Bệnh nhân cũng có thể được tiêm thêm một liều thuốc phòng chống uốn ván.
Những thói quen giúp hạn chế diễn tiến của bệnh dại
- Liên lạc với bác sĩ hoặc trạm xá địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết thương của bạn sau khi bị động vật cắn.
- Động vật tấn công người cần được bắt giữ và cách ly, song song với việc theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dại.
- Gọi ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy, dị ứng, ngứa…) khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
-
Tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.