Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị sổ mũi kéo dài

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sổ mũi khiến bạn khó chịu, thường xảy ra do nhiễm khuẩn nhưng sẽ tự hết sau vài tuần, tuy nhiên tình trạng kéo dài ở người lớn khi đã dùng thuốc rất có thể bị bệnh khác.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị sổ mũi kéo dài

Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị sổ mũi kéo dài

Một số nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài ở người lớn là gì?

  • Viêm mũi không do dị ứng:

Viêm mũi không do dị ứng là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng của viêm mũi không do dị ứng nhìn chung khá giống với viêm mũi dị ứng, nhưng tác nhân gây bệnh không phải là do các chất gây dị ứng trong môi trường xung quanh.

Các triệu chứng của tình trạng viêm mũi không do dị ứng thường đến rồi đi, tuy nhiên, khi xuất hiện, các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Những người chỉ bị sổ mũi, nghẹt mũi nhẹ có thể dùng thuốc xịt mũi, thuốc làm thông mũi. Những trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật.

  • Viêm xoang mạn tính:

Theo chuyên gia dinh dưỡng taị Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Viêm xoang mạn tính là tình trạng xoang bị viêm do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm, kéo dài trên 3 tháng. Các dịch nhầy có thể tích tụ trong xoang, gây nghẹt mũi, sổ mũi, ho, đau họng… nghiêm trọng.

Để điều trị viêm xoang, người bệnh thường phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm từ 3 – 4 tuần. Nếu dùng thuốc không có hiệu quả, việc phẫu thuật có thể được thực hiện để làm sạch xoang.

  • Polyp mũi:

Polyp mũi là tình trạng các mô bất thường phát triển bên trong mũi hoặc xoang. Các polyp mũi thường hình thành ở mũi, sau đó tiến vào sâu hơn trong khoang mũi. Nếu các polyp phát triển lớn, chúng có thể chặn đường thở, gây sổ mũi liên tục, nghẹt mũi, khó thở và suy giảm khứu giác.

Dùng thuốc xịt mũi và thuốc Corticosteroid có thể giúp giảm các triệu chứng, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn polyp. Nếu các triệu chứng quá dai dẳng, khó chịu, bạn sẽ cần được phẫu thuật để loại bỏ các khối polyp hoàn toàn.

Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ Cao đẳng Điều dưỡng hoàn chỉnh

Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ Cao đẳng Điều dưỡng hoàn chỉnh

Các cách khắc phục sổ mũi kéo dài ở người lớn như thế nào?

  • Uống một loại đồ uống nóng:

Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, uống các loại đồ uống nóng, đặc biệt là trà có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, trong đó có sổ mũi. Nguyên nhân là do các loại đồ uống nóng có thể kích thích các dây thần kinh liên quan tới khoang miệng và mũi.

  • Xông hơi:

Đổ nước nóng vào một cái chậu, thêm chút thảo mộc hoặc tinh dầu nếu muốn. Chùm một chiếc khăn lên đầu và hít thở trong làn hơi nước bốc lên sẽ giúp làm giảm triệu chứng sổ mũi. Nếu muốn hiệu quả hơn, bạn có thể thử ngâm mình trong bồn nước nóng để vừa xông hơi, vừa thư giãn cơ bắp

  • Dùng bình rửa mũi (neti pot):

Đứng ở bồn rửa mặt, nghiêng đầu sang một bên và dùng neti pot để đổ nước vào một lỗ mũi. Các dịch nhầy trong mũi và xoang sẽ theo dòng nước đổ ra ở lỗ mũi còn lại. Một nghiên cứu năm 2009 trên Tạp chí Family Practice đã chỉ ra rằng, dùng bình rửa mũi có thể làm giảm viêm xoang, sổ mũi… hiệu quả hơn khi dùng bình xịt mũi.

  • Dùng bình xịt mũi có hương cay hoặc các loại thức ăn cay:

Một nghiên cứu năm 2016 đăng tải trên Current Allergy and Asthma Reports đã chỉ ra rằng, các loại thuốc xịt mũi có chứa capsaicin (một hợp chất mang lại vị cay cho ớt) có thể giúp điều trị trị viêm mũi dị ứng, sổ mũi rất hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu khó kiếm bình xịt mũi, bạn có thể thử ăn các loại thực phẩm cay. Ban đầu, tình trạng sổ mũi có thể trở nên tồi tệ hơn trong khi ăn, nhưng sẽ dần được cải thiện sau khi ăn.

Nguồn: Bệnh học