Những bệnh hay gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp gây ra một số bệnh như: ho, đau họng, đau khớp,..và nó thường trở nên trầm trọng hơn. Vậy cách gì để phòng tránh bệnh thường gặp mùa đông.

Những bệnh hay gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

Những bệnh hay gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

Khi thời tiết thay đổi các vi khuẩn, virus phát triển gây ra một số bệnh và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy có những cách nào để chữa và phòng bệnh vào mùa đông?

8 bệnh thường gặp vào mùa đông và mẹo chữa trị

Theo như Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra một số bệnh thâm chí tái phát bệnh như: bệnh đau khớp, ho, đau họng, viêm loét dạ dày tá tràng,..Cụ thể những bệnh thường gặp và mẹo chữa và cách phòng bệnh như sau:

Cảm lạnh

Tin tức Y tế Việt Nam mới nhất đưa tin vào mùa đông bạn thường bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ giảm cơ thể chưa kịp thích nghi. Cách phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp bạn loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh, chẳng hạn như công tắc đèn và tay nắm cửa. Nhưng bạn cần phải rửa tay đúng cách, rửa bằng nước rửa tay.

Cần phải phải giữ cho nhà cửa và đồ gia dụng như ly, tách và khăn sạch sẽ, đặc biệt là nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm.

Mẹo mách nhỏ: Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục. Dùng nước ấm khi tắm và uống thuốc cảm đủ liều không dùng quá liều.

Viêm họng

Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus.

Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ – chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá – cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

Mẹo chữa trị: bạn có thể dùng nước ấm pha với muối để súc miệng, mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

Viêm họng bệnh hay gặp vào mùa đông

Viêm họng bệnh hay gặp vào mùa đông

Lưu ý: khi đi ra ngoài nên mặc ấm và quàng khăn để giữ ấm cho cổ và cơ thể của bạn.

Hen suyễn

Nhiệt độ thấp là yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Đặc biệt những người bị hen suyễn vào mùa đông cần cẩn thận vì bệnh có thể trở nên nặng hơn.

Mẹo mách nhỏ: Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng để giữ ấm cơ thể tránh gió lùa vào. Cần tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình

Hội chứng Norovirus

Norovirus là một loại virus phổ biến gây viêm ở dạ dày – ruột và cực kỳ dễ lây nhiễm. Nó có thể bị nhiễm quanh năm ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và dễ lây nhiễm hơn ở những nơi như khách sạn, bệnh viện, nhà điều dưỡng và trường học. khi bị bệnh này sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu cho người bệnh nhưng đối với bệnh này chỉ bị vài ngày là khỏi.

Lời khuyên: Khi người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy, điều quan trọng là uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi do vậy người bệnh cần uống nước bù điện giải là hữu hiệu nhất.

Đau khớp

Đối với những người bị viêm khớp thì vào mùa đông bệnh càng phát triển hơn, gây đau đớn và cứng hơn dù không rõ nguyên nhân.

Mẹo nhỏ: Vận động tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

Đau dạ dày do lạnh

Thời tiết lạnh thường hay bị đau dạ dày và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Hãy tạo cảm giác thoải mái để bệnh dạ dày không tái phát

Hãy tạo cảm giác thoải mái để bệnh dạ dày không tái phát

Lời khuyên: Hãy luôn tạo cảm giác thoải mái, tránh căng thẳng bằng việc tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

Đau tim

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

Mẹo nhỏ: Giữ ấm căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường.

Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

Tay lạnh

Hiện tượng tay bị lạnh là tình trạng phổ biến ở nhiều người khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Lời khuyên: Không hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng) và luôn luôn đeo găng tay, khăn và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

Trên đây là những bệnh thường gặp vào mùa đông. Bạn cần giữ ấm cho cơ thể trước khi đi ra ngoài để tránh các bệnh nói trên.

Nguồn: benhhoc.edu.vn