Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

“Gần đây, tôi thường bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục kèm theo chảy nhiều nước mũi trong, cay mắt, chảy nước mắt. Có phải tôi bị bệnh viêm mũi dị ứng? Nên điều trị như thế nào?”

Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh học viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm và sưng tấy do dị ứng với các tác nhân như khói, bụi, lông, nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm, áp suất không khí….Bệnh thường kết hợp với viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn… Mặc dù bệnh học chuyên khoa viêm mũi dị ứng không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu cho người bệnh trong thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến hiểu quả làm việc của người bệnh tại nơi làm việc. Theo kinh nghiệm của bác sĩ làm nhiều năm trong nghề, bác sĩ Dương Trường Giang đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những người bị viêm mũi dị ứng thường dưới 45 tuổi và nhiều nhất ở độ tuổi 21-30.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Khi bệnh học chuyên khoa viêm mũi dị ứng được biểu hiện bằng các triệu chứng như: hắt hơi liên tục, bị ngứa mũi kèm theo chảy nhiều nước mũi trong, cay mắt, chảy nước mắt.

Khi đã thành bệnh mãn tính thì có thể bị nghẹt mũi gần như thường xuyên, nhức đầu kèm theo và có thể bị ù tai, thậm chí loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng xấu không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm phế quản, viêm họng, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen suyễn. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm và giảm trí nhớ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Theo bác sĩ Giang, nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt những người có cơ địa dị ứng có nhiều khả năng bị bệnh hơn. Bác sĩ Giang giải thích, dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ gây dị ứng, khi kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, kết quả sản sinh ra các chất là nguồn gốc gây nên những rối loạn dị ứng. Nói một cách dễ hiểu, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ, đó có thể là: bụi, hóa chất, phấn hoa, bông, sợi, vải, lông (mèo, chó, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), khói (khói bếp, khói thuốc, khói nhà máy), một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…), một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt). Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Các loại vi khuẩn như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là H. influenzae, S. pneumoniae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu).

Trong bài tiểu luận của một sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra hiện tượng biểu hiện  ngứa, hắt hơi  là phản ứng dị ứng xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, họng, xoang… do viêm và kích thích niêm mạc. Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì, người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exsema, tổ đĩa, hen suyễn…) thì  tỉ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như: theo đường ăn uống hoặc qua da.

Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Để hạn chế bị viêm mũi dị ứng, các Bác sĩ, giảng dạy Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Trong trường hợp nuôi thì bạn nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh nhà cửa chăn, ga, gối, đệm,… sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần hình thành những những thói quen khoa học: đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; không hút thuốc lá, thuốc lào, các thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh gây viêm mũi dị ứng.

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi; trong trường hợp giao mùa hoặc thời tiết thay đổi, bạn cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ đem đến nhưng phiền toái đến bạn trong thời gian dài. Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệmTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn