Tê tay, chân là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến báo hiệu nhiều các căn bệnh nguy hiểm. Vì thế nếu chúng xuất hiện một cách thường xuyên và liên tục thì người bệnh cần sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị.
- Hướng dẫn chữa viêm họng bằng những nguyên liệu quanh ta
- Mùa hè nắng nóng và những bệnh lý về tai mọi người cần biết
Cảm giác tê tay chân không những khiến bạn khó chịu mà còn gây áp lực lên các dây thần kinh quan trọng bên trong. Nếu tay, chân bạn bị chèn ép hoặc giữ lâu trong một tư thế gây ra cơn tê qua rất nhanh thì đây là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên đôi khi cảm giác tê tay, chân diễn ra thường xuyên bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên bạn cần chú ý vì đây là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến bạn có cảm giác tê tay chân?
Tê chân tay là một căn bệnh thường gặp, chúng có thể là những báo hiệu về tình trạng sức khỏe hoặc các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
Do thiếu hoặc dư một số loại vitamin: Bạn có thể đang thiếu vitamin E hoặc vitamin B, B1, B6, B12 nếu bạn bị tê tay chân. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tê tay chân.. Ngoài ra việc thiếu vitamin thì tình trạng dư vitamin B6 hoặc vitamin D cũng có thể gây cảm giác này.
Do nhiễm trùng: Nhiệt độ da có thể bị thay đổi bất thường nếu bạn đang bị các nhiễm trùng như zona, herpes hoặc HIV/AIDS, nhiễm trùng khiến da bị lạnh hay nóng quá cũng có thể gây cảm giác tê tay chân.
Do chấn thương hoặc các bệnh về xương khớp: Khi bạn bị chấn thương do ngã, va chạm hay tập luyện sai tư thế …dây thần kinh của bạn có thể bị chèn và khiến tay chân bị tê. Ngoài ra, trường hợp bạn mắc phải các bệnh cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm và trật xương có thể gây cảm giác tê tay chân.
Do uống nhiều rượu bia: Chúng ta đều biết rằng rượu bia gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Một trong số đó là gây tổn thương đến dây thần kinh, từ đó khiến bạn có cảm giác tê tay chân.
Do nhiễm độc tố: Các độc tố như asen, thủy ngân hay chỉ có trong môi trường, nơi ở hay nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh, khiến tay chân bị tê. Ngoài ra, một số người đang điều trị thuốc kháng sinh bằng hoặc thuốc hóa trị có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong cơ thể và dẫn đến cảm giác tê tay chân.
Ngoài ra, nếu người bệnh mắc các bệnh về máu, bệnh tuyến giáp, mất cân bằng nội tiết tố, tổn thương gan, đột quỵ và tiểu đường ảnh hưởng tới toàn cơ thể thì cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện tình trạng này. Mặt khác nếu bạn có thói quen lười vận động, thường xuyên ngồi, nằm hay đứng một chỗ quá nhiều mà không tập luyện cơ bắp cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tê chân tay.
Cách khắc phục và phòng ngừa cảm giác tê tay chân
Khi bị tê tay, chân bạn có thể tự tập luyện nâng cao sức khỏe, nếu không thuyên giảm bạn hãy đi khám và nhờ bác sĩ can thiệp để hết cảm giác tê tay chân vì biết đâu đó là dấu hiệu của các bệnh khác. Theo đó bạn cũng nên thường xuyên thay đổi các thói quen sinh hoạt như:
Nghỉ ngơi, thư giãn: Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là nghỉ ngơi, thư giãn để các mô đang bị chèn được giãn ra.
Tác động bằng vật lý trị liệu: Thường xuyên bị tê tay, chân bạn nên có biện pháp tăng cường sức mạnh các cơ bắp quanh dây thần kinh bị chèn bằng một số bài tập vật lý trị liệu giúp tăng sự linh hoạt và khả năng vận động.
Nếu trong trường hợp bạn đã áp dụng các phương pháp nghỉ ngơi và trị liệu rồi nhưng tình trạng tê tay chân vẫn đeo bám kéo dài, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc để làm giảm cảm giác tê tay chân hoặc sử dụng phương pháp Y học cổ truyền để đem lại những tín hiệu khả quan hơn.
Để phòng ngừa cảm giác tê chân tay, cách hiệu quả nhất là bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên bằng cách tập thể dục hàng ngày, không ngồi làm việc quá lâu, nên thỉnh thoảng nghỉ ngơi và đi lại để thư giãn gân cốt.