Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh eczema

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh eczema làm người bệnh ngứa ngáy, bứt dứt khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp… Tìm nguyên nhân, hiểu triệu chứng để có cách chữa kịp thời và dự phòng tái phát hiệu quả.

Hình ảnh bệnh eczema

Bệnh eczema là gì?

Bệnh eczema (còn gọi là chàm eczema) là bệnh da liễu khiến tình trạng viêm tại lớp nông của da ở thể cấp hoặc mãn tính. Bệnh thường diễn tiến thành từng đợt hoặc tái phát nhiều lần. Trên lâm sàng, bệnh có các dấu hiệu đặc trưng là các đám mảng đỏ trên da, có mụn nước và rất ngứa.

Bệnh eczema có nguy hiểm không?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn, bệnh eczema là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay nhưng nó gây ra những tổn thất về mặt tâm lý rất lớn cho người bệnh. Bởi lẽ, những triệu chứng của bệnh khiến cuộc sống của người bệnh rất khổ sở do những cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu vô cùng. Bên cạnh đó, những tổn thương ngoài da khiến người bệnh rất tự ti trước mọi người.

Đặc biệt, bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Nhiễm virus, nhiễm trùng da.
  • Đục thủy tinh thể, phù nề nếp gấp ở mắt, rối loạn giác mạc.
  • Hen suyễn cấp tính, tử vong.

Nguyên nhân của bệnh eczema là gì?

Y học hiện đại ngày nay vẫn đánh giá eczema là bệnh lý viêm da cơ địa có nguyên nhân và cơ chế phức tạp gây ra. Một số nguyên nhân điển hình nhất của bệnh được chia ra như sau:

Nhóm nguyên nhân nội giới

  • Yếu tố di truyền, tiền sử bản thân hoặc gia đình từng mắc bệnh eczema
  • Do rối loạn chức năng nội tạng
  • Do rối loạn nội tiết

Nhóm nguyên nhân bên ngoài gây bệnh eczema

  • Môi trường ô nhiễm
  • Thời tiết diễn biến đột ngột
  • Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm
  • Dị ứng thuốc

Nhóm nguyên nhân từ sức đề kháng

  • Hệ miễn dịch suy yếu, bản thân mắc xơ gan, hen suyễn hoắc viêm thận
  • Thể trạng người bệnh yếu, dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công.

Một số triệu chứng của bệnh eczema

Phần lớn những người mắc bệnh eczema sẽ có những biểu hiện chung phổ biến như cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện từng mảng mụn nước phát triển theo từng đợt và rất hay tái phát, da có thể bị khô, căng rất khó chịu. 

Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau tùy theo mức độ nhẹ, nặng và giai đoạn khác nhau. Cụ thể: 

  • Tấy đỏ: Người bệnh có cảm giác nóng, sưng và vô cùng ngứa ngáy ở các vùng da trên cơ thể. Thậm chí, những vùng da này còn bị tấy đỏ.
  • Xuất hiện mụn nước: Những vùng da bị tấy đỏ sẽ dần xuất hiện những  mụn nước li ti và sau đó ngày càng lan rộng hơn. Bên trong những mụn nước này thường có dịch trong và rất ngứa rát.
  • Chảy nước: Khi những vụn nước này vỡ ra, chúng sẽ chảy ra những dịch nước màu vàng và tạo thành những giếng chàm lỗ chỗ.
  • Đóng vảy và bong vảy: Huyết thanh ở những mụn nước trên da đóng thành những vảy dày, sau 1 khoảng thời gian chúng sẽ bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.

Thông thường sau khi những lớp vảy bong da, vùng da của người bệnh sẽ không để lại sẹo. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào da gây bội nhiễm và tạo thành những vết sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự tin về ngoại hình của mình.

Điều trị bệnh eczema như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ những cách điều trị bệnh eczema: 

Bôi kem theo toa và thuốc mỡ: Để điều trị bệnh và kiểm soát bệnh tái phát, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi da như Corticosteroid. Đối với thuốc ức chế calcineurin, tuy có thể hạn chế sự bùng phát của bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì thế chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

Thuốc sinh học: Thuốc sinh học được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch. 

Thuốc kháng histamin: Dùng cho những trường hợp bị ngứa nghiêm trọng

Kháng sinh: Loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh mà được sử dụng nhằm mục đích điều trị các bệnh nhiễm trùng kèm theo. 

Băng ướt: Đây là cách cho thuốc vào băng rồi dán lên vùng da bị bệnh. Nhưng phương pháp này đòi hỏi được điều trị bởi các bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao tại bệnh viện.

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là liệu pháp quang học. Các bác sĩ sẽ dùng thiết bị máy chiếu vào da một loại ánh sáng đặc biệt để điều trị bệnh. Liệu pháp này có thể trị bệnh nhưng có thể làm lão hóa da và tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Kiểm soát căng thẳng: Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một số liệu pháp để thư giãn và kiểm soát căng thẳng giúp bệnh được cải thiện. Bên cạnh đó bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng các phương pháp thiền, yoga, để thư giãn cơ bắp. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi bệnh eczema là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.