Vai trò quan trọng của Insulin đối với cơ thể

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi loại hormone đều có vai trò quan trọng đối với sự hoạt động cân bằng của cả cơ thể. Trong đó, Hormone Insulin có vai trò kiếm soát lượng glucose trong máu, liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường.

Vai trò quan trọng của Insulin đối với cơ thể

Vai trò quan trọng của Insulin đối với cơ thể

Khi nghe đến Insulin có lẽ bạn nghĩ ngay đến một loại thuốc thường dùng cho người bị tiểu đường. Đúng là như thế, tuy nhiên Insulin còn là một loại hooc mon của cơ thể và đóng vai trog giúp cơ thể hấp thụ đường trong máu. Theo Tin tức Y Dược, Insulin là 1 loại protein được sinh ra từ tuến tụy và tiết ra khi chúng ta hấp thụ các loại tinh bột, protein (chất đạm) hay cả hai (khi tuyến tụy hoạt động tốt và khỏe mạnh).

Thức ăn khi nạp vào cơ thể được chuyển hóa thành glucose. Đây được coi là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Từ làm việc, suy nghĩ, tập thể dục hay hít thở. Glucose di chuyển theo dòng máu và cung cấp năng lượng cho các tế bào có nhu cầu. Để hấp thụ được glucose, tế bào cần sự trợ giúp của insulin. Insulin chính là chìa khóa giúp tế bào “mở cửa” tiếp nhận glucose. Insulin sẽ truyền tín hiệu cho tế bào kích hoạt chất vận chuyển glucose. Chất này giúp glucose đi qua màng tế bào. Khi đã đi vào tế bào, glucose sẽ cung cấp năng lượng cho tế bào.

Nếu không sản xuất đủ insulin thì cơ thể sẽ như thế nào?

Insulin do các tế bào beta ở tuyến tụy tiết ra. Khi glucose đi vào máu, tuyến tụy sẽ tiết ra lượng insulin phù hợp để giúp chuyển glucose vào trong tế bào. Đối với người bị tiểu đường, tuyến tụy không hoạt động như vậy. Các nhà khoa học cho biết, ở người tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch đã nhầm lẫn tế bào beta là tế bào lạ nên tấn công và tiêu diệt chúng. Vì thế, người tiểu đường tuýp 1 sẽ mất khả năng tạo ra insulin. Ở người tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không sản sinh ra lượng insulin cần thiết. Qua thời gian, lượng insulin ngày càng ít đi.

Tiêm bổ sung insulin đối với những người bị bệnh tiểu đường

Tiêm bổ sung insulin đối với những người bị bệnh tiểu đường

Cơ thể sẽ như thế nào nếu không được tiếp nhận insulin?

Các bác sĩ bệnh học chuyên khoa (đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Ở một số người tiểu đường tuýp 2, các tế bào tạo ra một màng chắn chống lại insulin, dù lượng insulin không đủ để giúp tế bào “ mở cửa” tiếp nhận glucose. Do  vậy, tế bào sẽ không có đủ năng lượng cần thiết để hoạt động. Trong khi đó, tuyến tụy cứ tiếp tục sản sinh ra insulin.

Tại sao bệnh tiểu đường lại dẫn tới lượng đường trong máu cao?

Khi glucose không được tế bào hấp thụ, lượng glucose sẽ dần dần tích tụ trong mạch máu. Nó sẽ trở thành năng lượng thừa do không được hấp thụ. Trong khi đó, tế bào lại thiếu năng lượng để làm việc. Để giải quyết vấn đề này cơ thể cần được bổ sung insulin.

Insulin được bổ sung vào cơ thể có nhiệm vụ gì?

Vì người bị tiểu đường tuýp 1 không thể tự tạo ra insulin. Nên họ phải tiêm bổ sung insulin vài lần một ngày hoặc truyền insulin qua ống truyền. Một số người tiểu đường tuýp 2 cũng phải tiêm bổ sung insulin.

Insulin được tiêm vào hoạt động giống với insulin do cơ thể tự sản sinh. Insulin được tiêm vào sẽ giúp tế bào hấp thụ được glucose. Và do đó, tế bào được cung cấp năng lượng và lượng glucose trong máu cũng giảm. Nên đi khám bác sĩ để đo lường insulin trong cơ thể . Phản ứng phụ thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường là hạ đường huyết. Một số khác thì cảm thấy run, vã mồ hôi, tim đập nhanh, mờ mắt. một ssos khác lại không có biểu hiện gì. Vì vậy nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu và hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn