Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hậu phác hay còn được gọi với tên khác là Xích phát, hay hậu bì…đây là một loại dược học cổ truyền được vận dụng vào vô số các bài thuốc chữa trị bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Hậu phác là một loại cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, đất tốt

Hậu phác là một loại cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, đất tốt 

Đặc điểm nhận biết và thông tin sơ lược về cây Hậu phác

Hậu phác có tên khoa học là Magnolia offinalis Rehd. et Wils. : Magnolia officinalis var. Biloba Rehd. et Wils, Magnolia hypoleuca Sicb. et Zucc, đây là một loại cây thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae). Hậu phác là loại cây gỗ lớn, cao 6m – 15m, vỏ cây màu nâu tím, cành non có lông, bế khổng hình tròn hoặc hình viên chùy. Lá mọc so le, nguyên, thuôn hình trứng ngược, đầu lá h~i nhọn, dài 20cm – 45 cm, rộng 10cm – 20cm, có mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, khi còn non có lông màu tro sau biến dần thành màu trắng, trên gân lá có nhiều lông nhung, gân phụ có chừng 20 – 40 đôi. Hoa mọc ở đầu cành, to, trắng thơm, đường kính có thể tới 15 cm. Quả mọc tập trung, thuôn hình trứng, dài độ 12cm, đường kính 6cm, trong có chứa 1 – 2 hạt. Vỏ thân cây khô biểu hiện dạng ống hặc nửa ống, có khi sau khi cắt người ta ép phẳng, cô dạng hình bản, dài chừng 0,3 m – 0,7m, dày 3,2 – 6,5 mm, mặt ngoài biều hiện màu nâu tro hoặc mần nâu đậm, xù xì không bằng phẳng, có đường nhăn không qui tắc, đồng thời thường có những khối ban màu nâu đậm, mặt trong biểu hiện màu nâu tím hay đỏ nâu, tương đối phẳng, có đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt bề ngang màu nâu vàng hoặc nâu đậm, không bằng phẳng, chất cứng, dễ gẫy dòn, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa, còn lớp trong có xơ gỗ, thớ sợi nhỏ. Có mùi thơm cay đặc biệt, vị cay tê, hơi đắng. (Dược Tài Học).

Theo Y học cổ truyền, Hậu phác có vị đắng, cay, tính ôn, không độc. Dân gian thường dùng hậu phát để chữa một số bệnh như ôn trung, tiêu đờm, ích khí, hạ khí (Biệt Lục). Trừ đờm ẩm, phá súc huyết, khứ kết thủy, tiêu hóa thủy cốc, chỉ thống.

Thành phần hóa học có trong cây Hậu phác

Về thành phần phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây Hậu phác có chứa một số thành phần hóa học như Magnolol, Obovatol, Honokiol, 6’-O-Methylhonokiol, Dipiperityl Magnonol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Piperitylhonokiol, Randiol, Bornymagnolol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024). Salici Foline, Magnocurarine (Thôi Kiến Phương, Dược Học Học Báo 1988, 23 (5) : 383). b -Eudesmol 17,4%, Guaiol 8,7%, Cadinol 14,6%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5,6 %, Caryophellen 5%, Linalool 4,6 %, a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4-Terpineol 3,4 % (Q L Pu và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129).

Tác dụng dược lý

Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp (Trung Dược Học). . Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng: trên thực nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, tnực khuẩn lỵ ( Shigella sonnei ) và những nấm gây bệnh thường gặp (Trung Dược Học). Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung: Tác gỉa cho 36 bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật, kết qủa lúc rạch phúc mạc, đại trường không phình, một số ít hơi đầy, dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hậu phác tốt hơn rất rõ, ( Báo Cáo Của Bệnh Viện Phụ Sản Trực Thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải số I, Tạp Chí Tân Y). Chất Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch (Trung Dược Học). Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản (Trung Dược Học).

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

  1. Trị kinh nguyệt không thông: Hậu phác 120g, sao, xắt lát, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói. Không quá 3 thăng là có hiệu quả (Mai Sư phương).
  2. Chữa trường vị thực nhiệt, khí trệ, trướng mãn, táo bón: Hậu phác 12g, Chỉ xác 8g, Đại hoàng 12g. Sắc uống (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
  3. Trị đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, ăn không xuống: Hậu phác 40g, sao với Sinh khương, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ phương).
  4. Trị thổ tả, bụng đau: Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán mịn thành bột. Mỗi lần uống 8g vớí nước mới múc ở giếng lên (Thánh Huệ phương).
  5. Chữa bụng đầy mà mạch đi Sác: Hậu phác nửa cân, Chỉ thực 5 trái, dùng 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 5 thăng, thêm vào 120g Đại hoàng, lại sắc còn 3 thăng, uống nóng 1 thăng, thấy bụng sôi là tốt. Nấu uống nước đầu mà không thấy sôi chuyển thì đừng uống tiếp (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
  6. Trị bụng đau, bụng trướng, bụng đầy: Hậu phác nửa cân, Cam thảo, Đại hoàng, mỗi thứ 120 g, Táo 10 trái, Chỉ thực 5 trái, Quế 60g, Sinh khương 150g, sắc với 1 đấu nước còn 4 thăng, chia làm 3 lần, uống nóng trong ngày. Nếu có nôn mủa thì thêm Bán hạ (Thất Vật Hậu Phác Thang – Cục phương).
  7. Chữa khí trướng, ngực đầy, ăn kém, lúc nóng lúc lạnh, bệnh lâu ngày không bớt: Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo lâu năm, ngày uống 3 lần (Đẩu Môn phương).
  8. Trị kiết lỵ đi ra toàn xác thức ăn, lâu ngày không bớt: Hậu phác 120 g, Hoàng liên 120g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, uống lúc đói (Mai Sư phương).
  9. Đại bổ Tỳ Vị suy nhược, ôn trung, giáng khí, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy: Hậu phác bỏ vỏ, Sinh khương để luôn cả vỏ, xắt lát, sắc với 5 thăng nước cho cạn. Bỏ gừng đi, sấy khô Hậu phác, rồi lấy 160g Can khương, 80g Cam thảo, nước 5 thăng, sắc chung với Hậu phác cho cạn. Bỏ Cam thảo đi, sấy khô gừng và Hậu phác, tán bột. Dùng Táo nhục, Sinh khương đều sắc chín, bỏ gừng đi, lấy Táo quết nhuyễn, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm(Hậu Phác Tiễn Hoàn – Bách Nhất Tuyển phương).
  10. Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, Vị hư kèm theo động kinh kéo đàm: Hậu phác 40 g, sắc với nước Bán hạ 7 lần, ngâm với nước cốt gừng nửa ngày, phơi khô. Mỗi lần lấy 4 g ngâm với 3 thăng nước vo gạo một buổi, cho đến khi khô thì thôi, nếu chưa khô thì sao cho khô, bỏ Hậu phác đi, chỉ dùng Bán hạ mà thôi. Mỗi lần uống 2 g hoặc 4g với nước sắc Bạc hà (Tử Phác Tán phương).
  11. Chữa bụng đầy, tiêu chảy: Hậu phác, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bảo Thi phương).
  12. Trị bụng đầy do thương thực: Hậu phác, Mạch nha, Trần bì, Chỉ xác, Sơn tra, Thào quả, Sa nhân. Sao khô uống với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  13. Trị đại trường khô táo: Hậu phác sống (tán mịn thành bột), ruột heo nấu nhừ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Thập Tiện Lương phương).
  14. Trị Tâm Tỳ không điều hòa, đi tiểu ra chất đục: Hậu phác sao v6i nước cốt gừng 40 g, Bạch phục linh 4g, Rượu l chén, sắc uống nóng (Kinh Nghiệm phương).
  15. Chữa bụng đầy: Hậu phác, Bạch truật, Nhân sâm, Bạch thược, Phục linh sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  16. Trị tiêu chảy do thấp nhiệt: Hậu phác, Quất bì, Thương truật, Hoàng liên, Cam thảo, Bạch truật, Cát căn. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  17. Trị bạch đới giai đoạn đầu: Hậu phác, Binh lang, Mộc hương, Hoàng liên, Hoạt thạch, Quất bì, Cam thảo, Bạch thược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  18. Trị ngực đầy do khí, kích thích cho ăn nhiều: Hậu phác, Quất bì, Thương truật, Cam thảo, làm thuốc tán uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  19. Trị nôn mửa do Vị hàn: Hậu phác, Sinh khương, Quất bì, Hoắc hương, Sa nhân, Bán hạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  20. Trị tích khối lạnh cứng lâu năm trong người: Hậu phác, Tam lăng, Bồng nga truật, Binh lang, Nbân sâm, Thanh bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  21. Trị Tỳ Vi hư hàn, khí trệ, trướng mãn: Hậu phác 8g, Sinh khương 8g, Bán hạ 12 g, Cam thảo 8g, Đảng sâm 12g. Sắc uống (Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  22. Trị kinh nguyệt không thông: Hậu phác 120 g, sao, xắt lát, thêm Đào nhân, Hồng hoa, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  23. Trị sợ gió, tự ra mồ hôi, ngực đầy, ho, suyễn: Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Hậu phác, Hạnh nhân, mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, Sắc lấy nước uống (Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  24. Trị bụng đau do lạnh, bụng đầy tức không ăn được: Hậu phác 12g, Trần bì 8 g, Can khương 4g, Thảo đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Mộc hương 4g, Cam thảo 4 g, Sinh khương, Đại táo, mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống (Hậu Phác Ôn Trung Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  25. Trị thấp đàm ủng phế, ngực đầy tức, ho suyễn, phế quản viêm mạn tính: Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Thạch cao (sống) 20g, Hạnh nhân 12g, Bán hạ 12g, Ngũ vị tử 4 g, Can khương 3,2g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 16g. Sắc uống (Hậu Phác Ma Hoàng Thang).

Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết khi sử dụng Hậu phác để chữa bệnh thì cần lưu ý một số vấn đề như đối với những người Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí nên không nên dùng. Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch; Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động.