Cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau đầu, sốt cao, sưng phồng tuyến nước bọt,…là những dấy hiệu cho biết trẻ đang bị quai bị. Vậy nên cha mẹ cần chú ý những cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị.

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, do siêu vi hoặc virus Paramyxovirus gây ra. Là loại bệnh truyền nhiễm xuất hiện quanh năm hoặc phát thành các đợt dịch.

Nếu trường hợp trẻ mắc quai bị do siêu vì thì cha mẹ có thể không cần đưa trẻ đến bệnh viện mà có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt ở nhà, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5-7 ngày.

Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi

Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi

Còn nếu trẻ bị quai bị do virus gây ra với các dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, bị ói mửa hay bộ phân sinh dục bị sưng, to lên thì cha mẹ cần cho trẻ đến ngay cơ sở Y tế, phòng khám chữa bệnh nhi khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Các bác sĩ cho biết bệnh quai bị nếu không được sớm phát hiện và điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: gây viêm kết mạc, hỗn loạn thần kinh, đặc biệt là viêm tinh hoàn ở nam giới, ảnh hưởng đến buồng trứng ở nữ giới và gây ra vô sinh.

Dấu hiệu trẻ bị mắc quai bị

Khi trẻ bị mắc quai bị sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau:

 Sốt nhẹ, đau đầu, đau tuyến họng là dấu hiệu trẻ bị quai bị

Sốt nhẹ, đau đầu, đau tuyến họng là dấu hiệu trẻ bị quai bị

  • 50% trẻ sẽ có cảm giác mệt mỏi, kèm theo là hiện tượng sốt nhẹ, đau đầu, và trẻ lười ăn khó bị đau.
  • Sau 1-2 ngày bị quai bị, tuyến nước bọt ở trẻ cũng sẽ bị tổn thương, bị sưng phòng và các cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn và đau dữ dội hơn.
  • Thời điểm này trẻ cũng có thể sợ tiếp xúc với ánh nắng, ăn xong luôn bị ói mửa.

Cách chăm sóc bệnh trẻ bị quai bị

Ngay sau khi phát hiện trẻ bị mắc quai bị thì cha mẹ cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi, nằm trong phòng tối, ít ánh sáng. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol,  ibuprofen,…để giúp giảm đau, giảm sưng cho trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa.

  • Để có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp thì cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có thể tránh những ảnh hưởng và tác dụng phụ cho trẻ.
  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại nước ngọt để cho trẻ dễ ăn hơn, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa.
  • Cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
  • Để giảm đau cho trẻ, cha mẹ cũng có thể chườm nóng ở góc hàm cho trẻ hoặc cho trẻ xúc miệng bằng nước muối thường xuyên hoặc các chất sát trùng.
  • Tránh tự ý bôi , đắp hoặc cho trẻ uống những loại thuốc dân gian mà không được hướng dẫn từ thầy thuốc.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ và tẩy uế cũng như là sát trùng cho trẻ khi các chất dịch tiết ra.

Cách phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị

  • Khi trẻ mắc bệnh quai bị thì cha mẹ nên cách lý trẻ khoảng 15 ngày.
  • Tránh không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh mắc quai bị.
  • Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thì cha mẹ có thể cho trẻ tiêm loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.
  • Nên cho trẻ khi khám bác sĩ thấy dấu hiệu bệnh không thuyển giảm và không được tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ.

Các bác sĩ cũng lưu ý với cha mẹ là việc tiêm vắc xin chỉ có thể giúp phòng bệnh khoảng 80%, nên cha mẹ vẫn cần có ý thức phòng bệnh quai bị cho trẻ hàng ngày và thường xuyên.

Hiền- Benhhoc.edu.vn