“Cảnh giác” bệnh chân tay miệng cho trẻ trước năm học mới

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra và thường gặp ở trẻ, bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.

Thời tiết giao mùa là điều kiện cho bệnh chân tay miệng gia tăng ở trẻ

Thời tiết giao mùa là điều kiện cho bệnh chân tay miệng gia tăng ở trẻ

Theo tin tức Y Dược, tiết giao mùa hiện nay là thời điểm căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống do cả nước bắt đầu bước vào mùa tựu trường

Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tác nhân gây bệnh là virus Coxsackie gây nên. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng, các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Các đường lây truyền bệnh chủ yếu như sau:

  • Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.
  • Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
  • Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Các giảng viên giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết triệu chứng của bệnh chân tay miệng như sau:

Sốt: Là triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh TCM. Sốt nhẹ (37,50C-380C) hoặc sốt cao (380C-390C).

Loét miệng: Hiện tượng này là do các bóng nước có đường kính 2-3mm trên niêm mạc miệng vỡ ra, tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

Bóng nước: Xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn không đau.

Trường hợp không điển hình: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban, hay chỉ loét miệng đơn thuần.

Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: Sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình.

Các bậc phụ huynh nên lưu ý các dấu hiệu trên ở trẻ để cho trẻ nhập viện ngay.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Các biện pháp phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, các chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược pasteur khuyên người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa, các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết đúng đắn và có những biện pháp phòng bệnh kịp thời cho trẻ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn