Chó cắn nhiều vết vào mặt khiến bé trai 2 tháng tuổi nhập viện

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bé trai 2 tháng tuổi ở Nghệ An đang ngủ trên võng thì bị chó nuôi trong nhà cắn làm tổn thương vùng mặt và được đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An cấp cứu.

be-hai-tuoi-bi-cho-can

Ảnh do gia đình cung cấp

 Theo đó, bé trai được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị tổn thương vùng mặt, máu chảy nhiều. Hiện các bác sĩ đã phẫu thuật ngăn máu chảy và khâu lại vết thương cho bé. Bé trai đã xuất viện sau 3 ngày điều trị.

Bé trai 2 tháng tuổi ở Nghệ An nhập viện vì chó cắt vào mặt

Theo trang Tin tức Y Dược, người mẹ cho biết đã để bé nằm ngủ một mình trên võng trong khi đang nấu ăn trong bếp. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng con khóc thét, người mẹ chạy đến thì hốt hoảng thấy con chó nhà nuôi đang cắn vào vùng mặt của bé.

Ngay lập tức, em bé được người nhà đưa đến khoa Răng hàm mặt – Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng chảy máu, có nhiều tổn thưởng trên mặt. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu để ngăn máu chảy và khâu các vết thương cho bé. Sau ba ngày điều trị, sức khỏe của bé đã ổn định, vết thương khô dần.

Khi trẻ bị chó cắn, các bậc phụ huynh cần làm gì?

Các bác sĩ chuyên về bệnh học khuyến cáo cha mẹ phải chú ý nhiều hơn đến con trẻ, nhất là gia đình có vật nuôi trong nhà. Cần có biện pháp để bảo vệ trẻ, hạn chế cho bé tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

Trong trường hợp các bé không may bị chó cắn, phụ huynh cần phải bình tĩnh và theo từng bước như dưới đây:

  • Kiểm tra viết cắn: Đầu tiên các bậc phụ huynh cần quan sát vết cắn của con. Đa số các vết chó cắn chỉ là vết thương nhỏ có thể chăm sóc tại nhà. Nếu vết thương chỉ làm xước da nhẹ thì bạn có thể tự xử lý sơ cứu. Đối với vết cắn sâu trên 2cm, vết cắn tương đối sâu và gần vùng đầu, cổ, vết thường không cầm máu được sau 15 phút băng bó thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Vệ sinh vết thương do chó cắn: Vết thường cần được rửa sạch xà phòng và nước. Phụ huynh nên rửa kỹ bằng nước ấm, với nhiều xà phòng và nước đẻ đảm bảo làm sạch vi khuẩn, mầm bệnh xung quanh vết thương và những vi khuẩn từ miệng con chó. Bất cứ loại xà phòng nào cũng có thể sử dụng, nhưng xà phòng diệt khuẩn là tốt nhất.
  • Băng bó: Dùng khăn sạch hoặc gạc giữ cố định vào vết thương để cầm máu. Dùng băng để băng vết thương. Vết thương cần được băng và cầm máu trong vòng vài phút. Băng bó vết thương với một lực phù hợp để cầm máu, nhưng không được băng quá chặt làm ảnh hưởng đến tuần hoàn hoặc dẫn đến khó chịu.
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh: Trước khi băng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi vết thương lành lại.
  • Thay băng: Thay băng ngay khi băng bị ướt, ví dụ như sau khi tắm rửa. Rửa lại vết thương nhẹ nhàng, dùng kem kháng sinh và băng sạch để thay thế. Cần thay băng tối thiểu 1 – 2 lần/ngày.
  • Theo dõi vết thương: Theo dõi vết cắn là việc quan trọng tiếp theo. Nếu có một trong các dấu hiệu: đau ngày càng trầm trọng, sưng, đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn, sốt, chảy mủ thì cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để chữa trị.
  • Tiêm phòng uốn ván: Các bé có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván với các vết thương do chó cắn gây rách da. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn nếu lần tiêm chủng uốn ván cuối cùng của bạn cách đây 5 năm trở lên.

be-hai-tuoi-bi-cho-canBị chó cắn là nỗi sợ hãi của rất nhiều em nhỏ

 Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bậc phụ huynh nên tham khảo thông tin trên trang hỏi đáp bệnh học hoặc nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để có cách xử lý phù hợp nhất.