Chữa bệnh thủy đậu cho trẻ không cần dùng thuốc tây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mùa hè đã đến và bệnh thủy đậu bắt đầu lây lan nhanh, khiến các bà mẹ lo lắng cho sức khỏe con em mình. Trong dân gian từ xưa tới nay có bài thuốc vô cùng đơn giản mà không phải mẹ nào cũng biết !

Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ

Rất nhiều trẻ nhỏ đang hoảng sợ với căn bệnh thủy đậu. Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách phòng và điều trị, bệnh sẽ để lại những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến tương lai.

Thủy đậu là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ  do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. Trẻ em trong lứa tuổi từ 2-7 rất dễ mắc loại dịch bệnh này.  Hiện tại là thời điểm bệnh thủy đậu ‘hoành hành’ rất nhiều nên các mẹ phải chú ý đến các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa cho trẻ của mình ngay lập tức.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu

Theo nghiên cứu từ Cao đẳng dược hà nội thì bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn:  .

Thời kỳ ủ bệnh thường là từ 1-2 tuần, có trường hợp ít hơn nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Giai đoạn khởi phát (24h-48h): người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch kèm theo các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu và có thể phát ban trên da.

Giai đoạn toàn phát (đậu bắt đầu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên da màu hồng, sau đó là các nốt phỏng ở đầu, mặt và lan xuống thân và tay chân.

Giai đoạn  phục hồi: sau khoảng 1 tuần, các bóng nước săn lại, xẹp đi.

Tùy từng giai đoạn của bệnh mà các mẹ nên có cách điều trị hợp lý. Các phương thuốc dân gian là một trong những cách mà các bà mẹ rất hay dùng.

Tác dụng chữa bệnh thủy đậu tuyệt vời từ rau mùi

Bài thuốc y học cổ truyền trong dân gian từ rau mùi trị thủy đậu cho trẻ:

Lấy 30g rau mùi, thái vụn. Ninh gạo tẻ thành cháo rồi bỏ rau mùi vào, chia ăn nhiều lần trong ngày, dùng trong trường hợp ban dát mới phát.

Ngoài ra, còn dùng rau mùi để chữa loét lưỡi: Lá rau mùi 20g, rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ.

Theo Khoa Đông y – Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da… Về thành phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protit 0,7% gluxit 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140mg%).

Ngoài tác dụng trị thủy đậu, rau mùi còn có thể trị các bệnh như sởi, phong hàn cảm mạo…

Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur