Hỏi đáp Y Dược về bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý hay gặp của phụ nữ, bệnh có tính chất gia đình và cần được điều trị tích cực ngay từ đầu để làm chậm tiến triển, hạn chế tàn phế cho người bệnh.

Hỏi đáp Y Dược về bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ

Hỏi đáp Y Dược về bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ

Để người bệnh có những hiểu biết về bệnh viêm khớp dạng thấp chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bác sỹ chuyên chữa bệnh cơ xương khớp đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi :Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp và tại sao bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ?

Trả lời: Bệnh chưa rõ nguyên nhân tuy vậy người ta thấy có liên quan đến cơ chế tự miễn trong đó vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp hay gặp ở phụ nữ đặc biệt tuổi trung niên vì qua thống kê các chuyên gia cho thấy bệnh liên quan đến vấn đề cơ địa và yếu tố kháng nguyên hòa hợp tổ chức.

Hỏi: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tại sao cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu?

Trả lời: Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thường gặp liên quan đến vấn đề tự miễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực các phức hợp miễn dịch sẽ tấn công màng hoạt dịch của khớp và tiến triển dẫn đến tàn phế. Theo đó, việc chuẩn đoán bệnh đã có rất nhiều thành tựu. Hiện tại, ở Việt Nam vẫn áp dụng tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần. Tiêu chuẩn gồm các biểu hiện:
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
+ Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
+ Viêm khớp đối xứng.
+ Hạt dưới da.
+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn

Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn

Hỏi: Điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Trả lời: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần được đến các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp điều trị .Bệnh nhân cần được điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.  Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…) có vai trò quan trọng
trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng.  Khi sử dụng các thuốc sinh học cần thực hiện đúng quy trình (làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI…)
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với viêm khớp dạng thấp là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khoẻ, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch.

Nguồn: benhhoc.edu.vn