Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm từ cây Mắc cỡ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mắc cỡ hay còn được gọi với cái tên vô cùng mỹ miều khác là Hoa trinh nữ hay một số nơi gọi là cây xấu hổ. Đây là một loại thảo dược được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Mắc cỡ thường mọc hoang ở các bãi đất trống hay ven đường

Mắc cỡ thường mọc hoang ở các bãi đất trống hay ven đường

Sơ lược thông tin về cây Mắc cỡ

Mắc cỡ có tên khoa học là Mimosa pudica L; thuộc họ Ðậu – Fabaceae. Mắc cỡ là cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng. Mắc cỡ thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Theo đông y, mắc cỡ có vị ngọt, se,  tính hơn hàn và có ít độc có tác dụng dịu cơn đau, lan thần, ong đờm, chống ho, tiêu viêm, hạ nhiệt, lợi tiệu.

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết toàn cây Mắc cỡ chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Áp dụng cây mắc cỡ vào một số bài thuốc chữa bệnh

Mắc cỡ được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Mắc cỡ được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa bệnh Zona: Lá cây Mắc cỡ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
  • Nước mát gan: Cây Mắc cỡ khô 40 g sắc nước uống hàng ngày.
  • Chữa đau nhức xương: Rễ cây Mắc cỡ xắt thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120 g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600 ml nước, sắc còn 200ml -300 ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
  • Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu, Mất ngủ: Rễ cây Mắc cỡ 10g -15 g, sắc với nước uống.
  • Viêm khí quản mạn tính với xấu hổ: Rễ cây Mắc cỡ 100 g sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70 % bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80 % sau 2-3 liệu trình.
  • Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20g -30 g sắc lấy nước uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10 g.
  • Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8 g, trắc bá diệp 6 g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, Mắc cỡ gai 6 g. Lá vông nem 6 g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6 g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán nhuyễn thành bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
  • Suy nhược thần kinh, Mất ngủ: Mắc cỡ 15 g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15 g. Chua me đất 30 g sắc lấy nước uống hằng ngày vào buổi tối.
  • Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30 g, rễ lá Cẩm 16 g sắc lấy nước uống, chia làm hai lần trong ngày.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo những người bị suy nhược hay hàn thì không nên dùng mắc cỡ, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.