Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tìm hiểu sâu về bệnh lý đục thủy tinh thể sẽ đem lại thông tin kiến thức để bạn và người thân có thể phòng và chữa trị được căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp về mắt hay còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt dẫn đến người bệnh sẽ bị nhìn mờ, lâu ngày dẫn đến mù lòa.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được ví như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua giúp ánh sáng có thể truyền đến đáy mắt.  Về mặt sinh lý thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Theo thời gian các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng, thủy tinh thể bị đục càng nhiều, khiến bệnh nhân khó có thể nhìn rõ.

Những đối tượng nào thường mắc phải đục thủy tinh thể?

Đục thủy tinh thể thường xảy ra đối với người lớn tuổi do có liên quan đến quá trình lão hóa. Hoặc còn nguyên nhân khác là di truyền và một số các loại bệnh khác có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Những người có các yếu tố sau thì có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao bị tác động của quá trình lão hóa càng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có thành viên bị đục thủy tinh thể.
  • Tổn thương mắt: viêm mắt trước đó, phẩu thuật mắt, uống nhiều rượu.
  • Mắc một số bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, sử dụng thuốc chống viêm glucocorticoid trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân phải điều trị xạ trị: Tia bức xạ ion hóa chẳng hạn như tia X-quang hoặc tia bức xạ dùng trong trị liệu ung thư hoặc phơi nắng quá nhiều.

Những dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể

Những dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể

Theo các bác sĩ chữa trị bệnh học chuyên khoa, triệu chứng điển hình của đục thủy tinh thể là mờ mắt. Mắt nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung xem tivi hoặc đọc sách báo. Tăng nhạy cảm với ánh sáng, quáng gà. Nhìn thấy nhòe, cảm giác có “hào quang” xung quanh, màn sương che phủ trước mắt. Nhìn một vật thành hai (còn gọi song thị) hoặc ba hình ảnh khác. Hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt.

Ngoài ra, một số trường hợp, bệnh phát triển trước ở một mắt, trong khi mắt còn lại tầm nhìn vẫn bình thường. Theo thời gian, bệnh có xu hướng tiến triển sang mắt thứ 2, gây ra các triệu chứng nhìn mờ tương tự.

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể chưa rõ ràng thông thường là do quá trình lão hóa. Thủy tinh thể dần trở nên đục, dày, cứng và khô cuối cùng dẫn đến đục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp thủy tinh thể bị đục do dùng glucocorticoid trong thời gian dài, do mắt bị đỏ và sưng, nhiễm trùng mắt hoặc biến chứng của tiểu đường, tăng huyết áp.

Phương pháp nào dùng để chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể?

Hiện nay nền Y học hiện đại phát triển, chúng ta có thể chuẩn đoán và điều trị căn bệnh này kịp thời nhờ các loại máy móc, thiết bị Y tế.

Phương pháp chẩn đoán: Bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kết quả khám mắt ( đo thị lực, soi mắt).

Phương pháp điều trị:

  • Đục thủy tinh thể không làm tổn thương mắt mà chỉ làm mờ mắt, hạn chế tầm nhìn. Nếu bệnh nhân cảm thấy bằng lòng về thị lực của mình thì không cần phải phẫu thuật.
  • Nếu bệnh nhân không còn cảm thấy hài lòng với khả năng nhìn của mình nữa hoặc thị lực sụt giảm nhiều thì nên cân nhắc việc phẫu thuật. Ở giai đoạn đầu, thị lực có thể được cải thiện bằng việc đeo kính.

Trong phẫu thuật thủy tinh thể là phương pháp mà mắt sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và tiêm thuốc gây mê. Sau đó thủy tinh thể bị đục sẽ thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên phẫu thuật đục thủy tinh thể không bao giờ thực hiện trên cả hai mắt cùng một lúc.

Chế độ sinh hoạt để phòng tránh và cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể

Chế độ sinh hoạt để phòng tránh và cải thiện tình trạng đục thủy tinh thể

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, các bệnh nhân có thể phòng ngừa và cải thiện căn bệnh này bằng cách như sau:

  • Bảo vệ mắt không bị tổn thương và tránh các tác động xấu: ra đường sử dụng kính râm chặn tia cực tím UVA và UVB.
  • Khi bị tiểu đường cần giữ lượng đường trong máu ổn định bởi vì đục thủy tinh thể phát triển nhanh hơn khi đường huyết cao.
  • Bổ sung chất chống oxy hóa ( vitamin A, E, C) và kẽm mỗi ngày có thể ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển đục thủy tinh thể.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ, bỏ thuốc lá…
  • Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý đục thủy tinh thể, tuy nhiên bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu mắc phải căn bệnh này thì bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn