Hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng bằng Griseofulvin

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh nấm móng do các loại nấm gây ra từ việc tiếp xúc môi trường ẩm ướt và việc sử dụng Griseofulvin có tác dụng kháng nấm nhờ phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng bằng Griseofulvin

Nấm móng là bệnh thường gặp đối với những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều chủng nấm gây ra, trong đó nổi bật nhất là chủng Trichophyton. Với đặc điểm này việc sử dụng Griseofulvin có nguồn gốc từ penicillinum griseofulvum có tác sụng kháng nấm làm ngừng pha giữa của phân bào hay tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng  sao chép, làm cho nấm không sinh sản được và có tác dụng chủ yếu trên các chủng nấm gây bệnh ngoài da, tóc móng.

Sử dụng Griseofulvin chữa nấm móng hiệu quả như thế nào?

Bệnh học chuyên khoa nấm móng hiện đang là một trong những bệnh rất khó chữa trị và hay tái phát. Chính vì vậy, việc chữa trị bệnh nấm móng đối với người bệnh là một thách thức khi không chỉ gây đau nhức mà còn làm mất thẩm mỹ móng của người bệnh. Việc sử dụng griseofulvin dùng để bôi theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược có hiệu quả không cao do khi bôi, thuốc Griceofulvin chỉ ở trên bề mặt móng mà không thấm sâu vào nơi bệnh cư trú trong móng hay dưới móng. Theo một số nghiên cứu thuốc bôi griseofulvin chỉ góp phần bổ trợ mà chủ yếu là thuốc uống: sau khi người bệnh uống Griseofulvin, thuốc sẽ phân bố trong các tổ chức mô mỡ, gan, cơ xương nhưng đặc biệt tập trung cao ở da, tóc, móng góp phần kháng nấm, điều trị bệnh nấm móng hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Griseofulvin chữa nấm móng

Lưu ý khi sử dụng Griseofulvin chữa nấm móng

Tuy nhiên Griseofulvin gây độc nặng cho gan, thận; gây mất bạch cầu hạt nên những người mắc bệnh mất bạch cầu hạt và suy gan thận nặng không nên dùng Griseofulvin. Chính vì vậy, trước khi sử dụng Griseofulvin bạn nên kiểm tra chức năng thận, gan, máu hoặc báo cho bác sĩ để có thể chỉ định sang loại thuốc thích hợp khác. Trong trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhẹ, việc sử dụng Griseofulvin có tác sụng cao hơn so với nguy hiểm có thể dùng nhưng cần giảm liều theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi thấy mất bạch cầu hạt bạn nên ngưng dùng ngay lập tức, tuy nhiên nếu sử dụng đúng liều, đúng chỉ định, đúng thời gian quy định và kiểm tra định kỳ thường sẽ không gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Bệnh nấm móng mặc dù là bệnh thường gặp nhưng những kiến thức về cách điều trị không phải người bệnh nào cũng biết. Chính vì vậy khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở móng, bạn nên đến bệnh việm để bác sĩ khám và không tự ý sử dụng thuốc. Từ việc khám tìm ra chủng gây bệnh, việc sử dụng Griceofulvin hay không sử dụng mới được xác định. Bởi Griceofulvin chuyên đặc trị trên nấm móng gây ra bởi trichophyton; ngược lại với các chủng gây bệnh khác như Candida thì nên dùng thuốc khác thay cho Griseofulvin.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh nấm móng, bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các chuyên trang Hỏi đáp bệnh học để có thể trang bị cho mình những kiến thức y học cần thiết về bệnh nấm móng. Ngoài việc điều trị bệnh nấm móng bằng Griceofulvin, bạn cũng có thể tìm hiểu các bài thuốc từ dân gian từ tỏi, muối hay giấm trắng để có thể trị bệnh nấm móng dứt điểm và tránh tái phát.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn