Tìm hiểu thông tin về bệnh béo phì

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh béo phì không chỉ khiến bạn tự ti về ngoại hình sồ xệ, khó di chuyển mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe khác đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch.

Bệnh béo phì là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

Bệnh béo phì là căn bệnh thường gặp do rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Béo phì làm ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao.

Triệu chứng thường gặp của béo phì

Theo các bác sĩ tư vấn, tất cả mọi người đều có thể tự kiểm tra tình trạng béo phì của mình thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số này cao hơn 25 là thừa cân, cao hơn 30 là béo phì và cao hơn 40 là béo phì nghiêm trọng. Công thức tính BMI là: BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m). BMI giúp ước tính lượng chất béo phù hợp trong cơ thể. Tuy nhiên, BMI không trực tiếp đo lượng chất béo, ví dụ  vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn mặc dù họ không có chất béo dư thừa trong cơ thể. Vì vậy chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì, bạn cần tham vấn thêm lời khuyên của bác sĩ.

Béo phì làm tăng nguy cơ dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch vành, làm tăng viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi… khi gặp các triệu chứng này cần liên hệ với bác sĩ chữa trị các bệnh học chuyên khoa để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Nguyên nhân bệnh béo phì là do hấp thu quá nhiều calo. Có thể là do gen, yếu tố di truyền (cha mẹ di truyền gen mang khuynh hướng tăng cân cho con), do các lí do tâm lí hoặc do văn hóa xã hội.

nguyen-nhan-gay-beo-phi-1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì như: gen di truyền, lối sống gia đình, ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh nhiều calo và chất béo, hút thuốc, tuổi tác, sử dụng một số thuốc gây tăng cân…

Điều trị hiệu quả bệnh béo phì

Để chẩn đoán bệnh béo phì, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, mức độ tập thể dục của bệnh nhân, sau đó có thể tiến hành đánh giá trọng lượng và đo lường rủi ro sức khỏe ( chỉ số BMI và vòng eo). Theo đó, để điều trị bệnh béo phì, các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng, tập thể thao và phẫu thuật đều có thể áp dụng. Tập thể dục là một cách hiệu quả để đốt cháy calo trong cơ thể. Chỉ nên dùng thuốc điều trị béo phì sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả bởi vì một vài loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và phải sử dụng thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.

Bạn cũng nên hạn chế thói quen ăn vặt do stress thông qua các phương pháp giảm stress khác như yoga, tập thể dục hoặc dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh béo phì (trên mức 100% trọng lượng lý tưởng của cơ thể hoặc có chỉ số BMI cao hơn 40) và đã sử dụng những phương pháp giảm béo khác không hiệu quả thì có thể cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật (thu nhỏ dạ dày, băng dạ dày hoặc thắt dạ dày). Ngoài ra, bạn cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý: ăn nhiều chất đạm protein, hạn chế tiêu thụ đường, ăn kiêng lành mạnh, sử dụng rau củ quả tự nhiên, chất xơ, trà xanh, sữa chua nguyên chất, uống nhiều nước giúp tăng đốt cháy calo trong cơ thể, tránh nạp calo lỏng như sữa socola, nước ngọt có đường, ngũ cốc…

xay-dung-che-do-an-uong-phu-hop

Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập để hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì

Đảm bảo ngủ đủ giờ 7-8 giờ một ngày, ngủ sớm, hạn chế thức khuya, theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kì 3-6 tháng. Luyện tập thể dục thể thao, yoga, tham gia các câu lạc bộ hoạt động thể lực giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn