Nấm hương là một loại thực phẩm quen thuộc được dùng để chế biến trong nhiều món ăn, tuy nhiên ít ai có thể nghĩ rằng Nấm hương còn là một thảo dược đặc biệt với khả năng trị bệnh thần kỳ.
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Ba đậu
- Bật mí bài thuốc chữa bệnh từ cây Khiên ngưu
- 3 cách chữa trị bệnh gút hiệu quả không cần dùng thuốc
Bất ngờ với công dụng chữa bách bệnh của cây Nấm hương
Sơ lược thông về cây Nấm hương
Nấm hương hay còn được gọi với tên khác là lét lang hay bioc hom, có tên khoa học là Lentinus (Berk.) Sing.; Agaricus rhinozerotis Berk, thuộc họ nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae). Nấm hương (nấm có mùi thơm), hay bioc hom (hoa thơm) hoặc lét lang (nấm thơm) gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nâm). Mặt trên mũ màu nâu, mặt dưới mũ có nhiều bản mỏng tỏa từ chân ra mép mũ mang những bào tầng phủ trên mặt ngoài các bản mỏng. Những bản mỏng đó không nối vào nhau. Phân bố, thu hái và chế biến Nấm hương là một loại lâm sản quý, mọc hoang dại trong những rừng ẩm mát các tỉnh miền núi cao như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Tây, Tuyên Quang, Hòa Bình…
Theo Y học cổ truyền, vị ngọt tính bình, có công dụng: Bổ tỳ, dưỡng huyết, ích khí, hòa huyết, hóa đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham (kháng ung thư), giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Thành phần hóa học có trong Nấm hương
Theo chia của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết biết trong 100 g nấm đã sấy khô trung bình có 12,5 g chất đạm, 1,6g chất béo, 60 g chất đường, 16 mg canxi, 240mg lân và 3,9 mg sắt. Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.
Nấm hương và một số tác dụng dược lý
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC – một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Nấm hương
Nấm hương là thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt
- Trị viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu Nấm hương tươi 100 g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
- Trị viêm dạ dày, thiếu máu: Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100 g nấm hương rửa sạch thái, nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
- Trị viêm gan: Viêm gan là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm đối sức khỏe con người. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này có thể sử dụng bài thuốc từ nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc: thịt lợn thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, nêm gia vị vừa miệng, dùng nóng. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh viêm gan rất tốt.
- Bổ thận tráng dương Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.
- Chữa ho Chuẩn bị: 15 g nấm hương, đường cát hoặc mật ong đủ dùng. Nấm hương cho vào nước nấu rồi thêm đường cát hoặc mật ong vào.
- Chữa tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị Nấm hương 20 g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.
- Chữa xơ vữa động mạch 125 g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.
- Nấm hương ích tỳ vị, bổ gan thận Chuẩn bị: 40 g nấm hương, 1 con cá rô, 20 g gừng tươi và 1 ít muối. Ngâm nấm hương trong nước cho nó nở ra rồi rửa sạch. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh.
- Chữa băng huyết Nấm hương (40 g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3 g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.
- Chữa biếng ăn, khí hư 20g nấm hương, 20 g táo khô, 20g đậu phộng, 15g thịt gà. Ngâm nấm cho nở, rửa sạch táo, cắt thịt gà thành từng miếng, rửa sạch đậu phộng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, vài lát gừng, thêm muối, nấu lên là dùng được.
- Nấm hương hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung 30 g nấm hương, 75g thịt nạc heo. Cho nguyên liệu vào nấu canh, hoặc có thể chỉ cần dùng 30 g nấm hương, nấu canh, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
- Trị đau lưng mãn tính 15g nấm hương, 10 g vỏ bí đỏ, 25g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần.
- Trị tỳ vị hư nhược. Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt 15g nấm hương, 125 g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn. Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.
- Trị tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường Nấm hương 15 g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
- Chữa viêm gan Nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh tốt.
- Chữa viêm dạ dày, thiếu máu, sởi Sử dụng 100 g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
- Phòng ung thư Để phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể dùng bài thuốc từ nấm như kết hợp nấm hương khô cùng với mộc nhĩ đen, gừng, hải sâm, tỏi và gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.
Cách chọn nấm hương ngon, an toàn
Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan. Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu. Lưu ý: Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.