Bệnh cơ xương khớp có thể do chấn thương hay do bệnh lý khác nhưng chúng ta không nên xem thường căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất nguy hiểm này.
- Thoái hóa khớp bàn tay, căn bệnh nguy hiểm với người cao tuổi
- Liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ gốc rễ
- Các phương pháp trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh cơ xương khớp và những biện pháp phòng chống bệnh xương khớp
Bệnh có xương khớp là gì ?
Bệnh cơ xương khớp hay còn gọi là bệnh xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Hệ thống cơ xương của bạn đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung chơ cơ thể.
Rối loạn về cơ xương thường là các bệnh thoái hóa, có nghĩa là những bệnh làm cho các mô cơ thể của bạn bị phá hủy khi bạn già đi. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn.
Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, người bị bệnh xương khớp thường cảm thấy đau nhức khiến người bệnh lười hoạt động, di chuyển và gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Sau đây là những loại biểu hiện chủ yếu của căn bệnh này.
Đau cơ học
Đau cơ học là một biểu hiện đặc trưng của các bệnh thoái hóa khớp, chấn thương và thường xuất hiện vào ban ngày. Người bệnh càng sử dụng phần xương khớp bị tổn thương như làm việc, tập luyện thể dục thể thao, xoa bóp quá mức thì triệu chứng đau tăng nặng hơn.
Biểu hiện đau cơ học trên các bệnh nhân đau xương khớp
Ngoài ra bệnh nhân sẽ có thể có triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, sau khi thức dậy nhưng triệu chứng cứng khớp thường kéo dài chỉ từ 5 – 15 phút (không quá 30 phút).
Những bệnh xương khớp thường gặp khiến người bệnh có triệu chứng đau cơ học là loãng xương, thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh lý gân và dây chằng,…
Đau kéo dài
Đây là loại đau vào ban đêm, nhất là khi gần sáng. Càng về đêm người bệnh càng đau hơn. Cơn đau có thể kéo dài suốt đêm khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Cơn đau vào ban đêm thường không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi như cơn đau dạng cơ học nên người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, stress.
Triệu chứng đau này thường xuất hiện ở người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do gout, thấp khớp cấp, nhiễm trùng xương khớp…
Không đau
Theo tin tức y tế mới nhất cho biết người bệnh có thể mất cảm giác nên không nhận biết được cơn đau hay triệu chứng không đau khi bệnh tiến triển.
Đây là dấu hiệu đặc biệt cần được lưu ý và xử lý kịp thời nhằm tránh những thương tổn có thể gây ra cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý cơ xương khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh lý cơ xương khớp
Do cơ xương khớp bao gồm nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta, vì vậy nguyên nhân gây đau cơ xương rất đa dạng. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh xương khớp.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau cơ do các bộ phần đang bị lão hóa.
- Nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc phải duy trì những tư thế không tốt cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn cơ xương khớp.
- Mức độ hoạt động: Sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không hoạt động ví dụ như ngồi cả ngày có thể gây ra rối loạn cơ xương khớp.
- Lối sống: Bạn cần có một lối sống khoa học, hợp lí sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh xương khớp cũng như các bệnh về hệ tiêu hóa.
Các phương pháp phòng chống bệnh xương khớp
Đây là một số mẹo giúp bạn có thể ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh của bạn mà bạn dễ dàng thực hiện hằng ngày.
- Đặt các vật dụng bạn hay sử dụng ở những nơi bạn có thể lấy dễ dàng mà không cần phải vươn tay ra.
- Dùng các loại ba lô túi xách có chức năng đẩy dưới đất, không nên dùng các loại cặp đeo.
- Sử dụng những công cụ giúp bạn có thể dễ dàng cầm nắm vật mà không phải tốn quá nhiều lực.
- Hãy nghỉ ngơi giữa những hoạt động lặp đi lặp lại hoặc bạn có thể làm mọi thứ liên tục nhưng phải thật từ từ.
- Nếu bạn cần phải ngồi trong một thời gian dài, hãy sử dụng loại ghế có lưng dựa.
- Sắp xếp khu vực làm việc của bạn thật khoa học, ví dụ như khu vực để bút và điện thoại nằm phía bên trái hay bên phải phụ thuộc vào tay thuận của bạn, nhờ đó làm giảm những động tác vươn tay.
- Nên sử dụng các tai nghe bluetooth nếu bạn dùng điện thoại thường xuyên.
- Không nên nâng những vật quá nặng và luôn theo dõi để nhận ra những dấu hiệu chấn thương sớm nhất có thể.
Nguồn: benhhoc.edu.vn