Bệnh mề đay điều trị như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh mề đay là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, vậy căn bệnh này phải điều trị như thế nào?

Bệnh mề đay có đặc điểm nhận dạng như thế nào?

Bệnh mề đay có đặc điểm nhận dạng như thế nào?

Bệnh mề đay có đặc điểm nhận dạng như thế nào?

Bệnh mề đay là căn bệnh thường gặp và được chia thành 2 loại theo thời gian bị bệnh. Cụ thể:

  • Mề đay cấp: mề đay mới xuất hiện, kéo dài không quá 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: mề đay kéo dài từ 6 tuần trở lên và triệu chứng của bệnh ngày nào cũng xảy ra.

Cơ chế dị ứng phức tạp, trong cơ thể có một loại tế bào Mast ở lớp hạ bì của da và tế bào ưa kiềm. Khi gặp chất xúc tác đó là tác nhân gây dị ứng thì những tế bào này vỡ ra và phóng thích chất gây ngứa, giãn mạch máu tại chỗ gây phù, mẩn đỏ, gồ ghề trên da và rất ngứa, rất khó chịu. Đó được gọi là mề đay. Các nốt này xuất hiện trên da, bờ rõ ràng, thường có màu hồng hoặc đỏ, trung tâm mảng mề đay màu nhạt hơn. Hình dạng mề đay là hình tròn, ngoằn ngoèo, hình ovan. Kích thước mề đay có thể từ vài mm đến vài cm, đặc biệt mề đay gây rất ngứa. Ngứa gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc, ngứa nhiều hơn về ban đêm. Cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện một hoặc một vài mảng mề đay, gặp nhiều hơn ở những vùng cọ xát quần áo, vùng nếp gấp thì bị nhiều hơn.

Mề đay kèm theo hiện tượng phù mạch như sưng môi, sưng mặt, đầu chi thậm chí là bộ phận sinh dục. Mề đay thường diễn biến thoáng qua và tùy từng người. Đối với mề đay cấp, nó xuất hiện và rầm rộ trong vòng vài phút đến vài giờ, nó sẽ mất hẳn sau 24h. Nếu trẻ không gãi thì khi biến mất nó không để lại vết bầm trên da, vì thế nên hạn chế tình trạng gãi, cắt móng tay cho trẻ. Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay như:

  • Nhiễm ký sinh trùng: nhiễm sán chó, giun đũa, giun lươn, thậm chí ăn cá sống cũng có thể gây mề đay
  • Nhiễm trùng: nhiễm virus hay gặp hơn nhiễm vi khuẩn. Mề đay cũng xuất hiện khi bệnh nhân mắc viêm gan B, C hoặc HIV, tuy nhiên trường hợp HIV là hiếm hơn.
  • Thuốc: thuốc kháng sinh hay gây dị ứng mày đay hơn cả: cefpodoxime, cefuroxim, cephalexin,…
  • Mủ cao su: tiếp xúc mủ cao su như găng tay, bóng bay,… cũng có thể gây mày đay, dị ứng, phù mạch
  • Nọc và vết cắn côn trùng: các loại nọc độc rắn, ong bò vẽ, kiến lửa,… cũng gây mày đay, dị ứng.
  • Thực phẩm: nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng. Đối với người lớn có thể dị ứng cá, tôm, cua, ốc, sò, đậu phộng. Đối với trẻ em có thể gặp: sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mỳ, hạt trái cây…

Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp hơn có thể là thời tiết lạnh đột ngột. Một số bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp cũng có thể gây mề đay.

Bệnh mề đay điều trị như thế nào?

Bệnh mề đay điều trị như thế nào?

Bệnh mề đay điều trị như thế nào?

Điều trị mề đay bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số thuốc hay sử dụng như thuốc kháng histamin H1, kháng histamin H2, các loại thuốc gluco corticoide, các loại kháng sinh, các loại thuốc bôi,… chủ yếu để điều trị triệu chứng ngứa và phù mạch do mề đay cấp thường tự biến mất. Nếu bệnh nhân bị mề đay có biểu hiện nguy hiểm như vật vã, kích thích, co giật, tím tái, khó thở, thở tít, phù hết mặt, buồn nôn, nôn,… cần gọi cấp cứu gấp và cho bệnh nhân nhập viện vì rất nhanh dẫn tới tử vong.

Các bác sĩ điều trị bệnh da liễu cũng khuyến cáo, nếu xác định được nguyên nhân gây dị ứng hoặc biết trước dị nguyên cần tránh tiếp xúc với tác nhân đó trong mọi tình huống. Nếu tác nhân đó phổ biến bạn cần đến trung tâm dị ứng để được bác sĩ thăm khám và thực hiện giải dị ứng. Những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây dị ứng thì nên tạo môi trường nhà ở, không khí trong sạch, không khói bụi, vệ sinh phòng ốc, máy lạnh thường xuyên, sử dụng quần áo từ vải mềm, cotton, không nilon gây nặng thêm tình trạng mắc bệnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn