Bệnh sởi: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sởi là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng như sốt, ho, phát ban, mắt đỏ… cực khó chịu. Bệnh nếu không được phòng và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

 

Bệnh sởi là gì?

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính và có thể lây chéo từ người này sang người khác. Bệnh do siêu virus gây nên với biểu hiện cụ thể và đặc trưng ở giai đoạn cuối là phát ban toàn cơ thể. Bệnh sởi gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh như: viêm tai giữa, viêm phổi, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não…

Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường gây bệnh trong những tế bào sau cổ họng và phổi. Và bệnh từ đó sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp rồi nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì vậy bệnh sởi rất dễ hình thành dịch trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

  • Thông thường mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì vậy trẻ em trong khoảng từ 1- 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh sởi nhất, do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi rút sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì vậy nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác qua việc nói chuyện, hắt hơi, ho…virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào cũng là một trong những nguyên nhân bị lây nhiễm.
  • Tiếp xúc với người bệnh cũng là một những nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến nhất hiện nay.

Tiêm phòng bệnh sởi

Tiêm phòng bệnh sởi

Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

  • Những người bị bệnh sởi thường có triệu chứng sốt nhẹ cho đến sốt nặng. Trong nhiều trường hợp do sốt cao, người bệnh còn có thể bị nổi hạch khắp cơ thể.
  • Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho gió và ho có đờm, đau cổ họng và đau đầu.
  • Hay bị chảy nước mũi, đau mắt đỏ, không chịu được ánh sáng và sức móng cũng là những triệu chứng nhận biết bệnh sởi.
  • Trên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ, có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ sẽ nổi lên trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng nhức khắp toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ

  • Điều trị theo Tây y

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng với việc săn sóc và nuôi dưỡng. Khi  bị bệnh sởi, người bệnh sẽ được hạ sốt bằng nhiều cách khác nhau, như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, cũng có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. Ngoài ra người bệnh sẽ uống orezon và bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Điều trị theo Đông Y

Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi

Rau diếp cá vị thuốc Đông y chữa bệnh sởi

Ngoài việc điều trị bệnh sởi bằng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên như rau ngổ, rau diếp cá, lá canh trâu… nhưng khi kết hợp với nhau, dùng để đun nước tắm cho người bệnh lại làm một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, lại cực an toàn cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua.

Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh sởi hiệu quả. Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể thao đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn