Bệnh thoát vị bẹn có nguy hiểm hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thoát vị bẹn thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, bệnh thường không gây đau nhưng nếu không được xử lý đúng có thể gây nguy cơ tắc ruột rất nguy hiểm do thoát vị bẹn nghẹt.

Thoát vị bẹn là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể để lại biến chứng

Thoát vị bẹn là căn bệnh như thế nào?

Thoát vị là tình trạng các cơ quan trong cơ thể di lệch nghiêm trọng ra khỏi vị trí vốn có. Thường gặp nhất tình trạng thoát vị ổ bụng với các cấu trúc như phúc mạc, mạc nối, ruột chui ra ngoài ổ bụng qua lỗ mở bất thường trên cơ thành bụng. Tùy theo vị trí mà phân thành thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn.

Thoát vị thường xảy ra trên các đối tượng có bất thường của cơ thành bụng: Cơ thành bụng yếu, khiếm khuyết trên cơ thành bụng. Thoát vị xảy ra khi ổ bụng tăng áp lực ( rặn đại tiện, ho, có thai), làm tăng áp suất lên vị trí xung yếu, làm dãn rộng đẩy cấu trúc thoát vị ra ngoài thành bụng, vì thế bệnh thoát vị bẹn là bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

Theo đó các bệnh nhân có thể phát hiện bệnh thoát vị bẹn dựa vào một số triệu chứng sau: Khối u vùng bẹn xuất hiện khi gắng sức, đi đứng, rặn, ho… khối u có thể tự mất đi khi nằm xuống hoặc dùng tay đẩy vào. Trên thực tế, bệnh thoát vị bẹn hình thành có thể do yếu tố bẩm sinh như do sự tồn tại của ống phúc mạc tinh khi tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống dưới bìu trong thời kỳ bào thai, đường ống có sẵn này tạo điều kiện cho thoát vị dễ dàng xảy ra. Hoặc do cơ thành bụng suy yếu do tuổi già, hay do thương tích vùng bẹn. Một số yếu tố nguy cơ khác kể đến như: Táo bón kinh niên, tiểu khó do niệu đạp hẹp, ho kéo dài, có thai, cổ trướng…

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn như thế nào?

Điều trị thoát vị bẹn như thế nào?

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh thoát vị bẹn thường không đau, tuy nhiên nếu để lâu không điều trị sẽ có nguy cơ thoát vị bẹn nghẹt. Vì thế khi được chẩn đoán thoát vị bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây tê tủy sống hoặc gây mê để gia cố lại vị trí xung yếu trên thành bụng, ngăn ngừa nguy cơ tái thoát vị. Đối với biến chứng thoát vị bẹn nghẹt – đoạn ruột chui vào vị trí thoát vị gây tắc ruột. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đau từng cơn nơi khối thoát vị và dấu hiệu tắc ruột nói chung. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được mổ cấp cứu để giải phóng khối tắc, tái lập lưu thông đường ruột.

Sau mổ thoát vị bẹn bệnh nhân cần lưu ý những điều sau: Tránh làm việc nặng trong thời gian 2-3 tháng sau mổ đặc biệt những thao tác làm tăng áp lực ổ bụng vì nguy cơ thoát vị lại là có thể. Ngoài ra, chế độ ăn uống phòng táo bón để hạn chế động tác rặn. Khi có thoát vị lại người bệnh nên nằm và dùng tay ấn lại. Nếu như có các dấu hiệu của tắc ruột do thoát vị nghẹt kể trên, bệnh nhân cần nhịn ăn uống và đến bệnh viện ngay.

Sau khi mổ thoát vị bẹn bệnh nhân có thể quan hệ tình dục nhưng không nên gắng sức

Về vấn đề sinh sản tình dục, khi mổ thoát vị không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, tuy nhiên không nên quá gắng sức trong giai đoạn đầu sau mổ để đảm bảo sức khỏe.

Nguồn: benhhoc.edu.vn