Trong nhiều trường hợp bệnh nhân có lối sống kém lành mạnh, tiền tăng huyết áp sẽ diễn biến thành bệnh tăng huyết áp thực sự, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
- Khi hoạt động khớp vai quá nhiều bạn có thể bị tổn thương ?
- Bệnh nhân bị bệnh thấp khớp không nên ăn những loại thực phẩm nào?
- Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường và ai nên đi khám xét nghiệm bệnh?
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiền tăng huyết áp
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiền tăng huyết áp
Theo các bác sĩ tư vấn, huyết áp cao hơn mức tối ưu nhưng chưa đủ tiêu chuẩn tăng huyết áp được gọi là tiền tăng huyết áp. Theo đó, căn bệnh này luôn có nguy cơ trở thành bệnh tăng huyết áp. Những người có tình trạng tiền tăng huyết áp có một lối sống lành mạnh nếu không muốn mắc bệnh. Cả hai tình trạng: tiền tăng huyết áp và bệnh tăng huyết áp đều khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ bệnh lý thường gặp như đau tim, suy tim, thậm chí đột quỵ.
Huyết áp có hai chỉ số thường được quan tâm nhất: Huyết áp tối đa (áp lực của máu trong thì tâm thu) và huyết áp tối thiểu (áp lực của máu trong thì tâm trương). Huyết áp tối đa ở trên tử số, với tiền tăng huyết áp chỉ số huyết áp tối đa là 120-139 milimét thủy ngân (mmHg). Huyết áp tối thiểu nằm ở dưới mẫu số, có giá trị 80-89 mmhg trong tiền tăng huyết áp.
Bất kỳ yếu tố nào làm tăng áp lực máu lên thành mạch đều có thể là nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp. Các yếu tố này chủ yếu thuộc bởi 3 nhóm: các yếu tố làm hẹp, cản trở lòng mạch; các yếu tố làm tăng nhịp tim; các yếu tố làm tăng thể tích tuần hoàn. Cụ thể có thể kể đến các yếu tố chính sau:
– Xơ vữa động mạch: là hiện tượng cholesterol bám vào thành mạch tạo ra mảng xơ vữa, gây hẹp diện tích lòng mạch và làm giảm độ đàn hồi cũng như độ bền thành mạch.
– Ngưng thở khi ngủ.
– Bệnh thận.
– Bệnh tuyến thượng thận.
– Bệnh tuyến giáp.
– Tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc tránh thai, NSAIDs, …
Trong nhiều trường hợp, huyết áp cao có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm mà không có nguyên nhân cụ thể nào. Mặt khác, bệnh tiền tăng huyết áp rất khó chẩn đoán vì thông thường không biểu hiện ra dấu hiệu hay triệu chứng nào. Không chỉ tiền tăng huyết áp, ngay cả tăng huyết áp thực sự trong giai đoạn đầu cũng diễn ra âm thầm. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi khám định kỳ hoặc theo dõi huyết áp vì các lí do ngẫu nhiên. Việc kiểm tra huyết áp này có thể thực hiện tại nhà hoặc các cơ sở y tế, sử dụng nhiều loại thiết bị, từ máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử đến máy Holter theo dõi huyết áp 24h.
Những nguy hiểm do tiền tăng huyết áp gây ra
Lời khuyên của các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa đưa ra là nên kiểm ra huyết áp ít nhất mỗi hai năm một lần. Trong những trường hợp nguy cơ cao hoặc mắc các bệnh lý liên quan, có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Những nguy hiểm do tiền tăng huyết áp gây ra
Bệnh tiền tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy cơ mắc bệnh như:
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì thường đi kèm với các rối loạn mỡ máu. Đồng thời, khi cân nặng gia tăng sẽ yêu cầu khối lượng máu lớn hơn cho nhu cầu oxy và dinh dưỡng tới các mô. Thể tích máu tăng lên kèm theo những nguy cơ về xơ vữa động mạch có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp.
- Tuổi: Theo những báo cáo mới đây về dịch tễ học, người trưởng thành có tỷ lệ mắc tiền tăng huyết áp cao hơn người già. Tương quan này ngược lại ở bệnh tăng huyết áp thực sự, người già có nguy cơ mắc cao hơn người trẻ tuổi.
- Giới tính: bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
- Tiền sử gia đình có bệnh lý tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh, ít vận động.
- Chế độ ăn mặn, ăn nhiều natri và/hoặc ít kali.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
Ngoài ra, những bệnh lý mãn tính như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường hay hội chứng ngưng thở khi ngủ đều được chứng minh có liên quan và làm tăng nguy cơ tiền tăng huyết áp.
Tiền tăng huyết áp khác với tăng huyết áp, nó thường không có biến chứng. Nếu tiền tăng huyết áp diễn biến thành tăng huyết áp mới xuất hiện những mối nguy cơ biến chứng trên khắp các cơ quan trong cơ thể.
Thuật ngữ “tiền tăng huyết áp – prehypertension” thậm chí không được coi là một bệnh chính thức. Các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học thường đưa ra khái niệm này như một lời cảnh báo cần thiết phải thay đổi lối sống và dự phòng tăng huyết áp thực sự.
Nguồn: benhhoc.edu.vn