Người già các chức năng cơ thể bị suy giảm trong đó có hệ thống miễn dịch, nhất là khi vào mùa đông. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở người già vào mùa đông và cách phòng tránh.
- Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh trong mùa mưa lũ
- Bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa
- 7 loại bệnh viêm họng thường gặp gây nguy hiểm
Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở người già vào mùa đông
Mùa đông nhiệt độ ngoài trời lại, độ ẩm trong không khí tăng cao đi kèm với những cơn mưa phùn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là thời điều người già thường mắc phải những căn bệnh như sau:
Bệnh cảm lạnh.
Theo Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bộ máy hô hấp của con người thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là khí lạnh kèm theo các tác nhân gây bệnh như virus xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cảm lạnh, đặc biệt đối với người già hệ thống miễn dịch kém càng dễ mắc. Bệnh cảm lạnh có triệu chứng là toàn thân đau ê ẩm, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh, ho, mệt mỏi, ăn uống kém.
Biện pháp phòng tránh: Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mũi họng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường uống nước cam, chanh, nước lọc để giải độc cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Cảm cúm là căn bệnh dễ gặp vào mùa đông
Các bệnh về hệ xương khớp.
Bác sĩ YHCT Ngô Thị Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu, đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa lạnh. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy.
Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.
Biện pháp phòng tránh bệnh về xương khớp: Luôn luôn giữ ấm cơ thể, đeo găng tay, tất chân và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh.
Bệnh viêm họng.
Bệnh viêm họng dễ xảy ra vào thời tiết lạnh và đa phần nguyên nhân dẫn đến viêm họng là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.
Biện pháp khắc phục: Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Bởi vì nước muối có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.
Bệnh đau tim.
Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông, đặc biệt đối với những người ngoài 50 tuổi. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.
Giải pháp: Bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 27 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông
Bệnh da khô, nứt nẻ, viêm da.
Độ ẩm không khí cao vào mùa đông khiến quá trình trao đổi qua da kém, da dễ bị khô ráp, thậm chí bị nứt nẻ, nhất là những bạn có làn da khô.
Giải pháp: Uống đủ nước, dùng kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ dưỡng da như mặt nạ chuối, mặt nạ dưa leo, mặt nạ trứng, mặt nạ mật ong, bổ sung các vitamin như A, D, E, C thông qua thực phẩm như gan động vật, sữa, bơ, mầm ngũ cốc,… và một số loại hoa quả khác.
Nguồn: Tổng hợp.