Dấu hiệu trẻ bị sốt virus và cách chăm sóc tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sốt virus ở trẻ thường gặp vào thời điểm giao mùa, bệnh diễn biến nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm, do vậy cha mẹ cần sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.

Sốt virus ở trẻ thường gặp vào thời điểm giao mùa

Sốt virus ở trẻ thường gặp vào thời điểm giao mùa

Trẻ bị sốt virus bởi những nguyên nhân nào?

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là tình trạng sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau, những tác nhân gây ra sốt virus điển hình như: virus rhinovirus, Coronavirus: Adenovirus, virus cúm…., Enterovirus.

Theo Tin tức Y Dược, sốt virus thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ẩm. Bệnh kéo dài từ khoảng 7 đến 10 ngày, nếu điều trị tích cực sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt virus

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết, các dấu hiệu trẻ bị sốt virus khá giống với các bệnh thông thường, chính vì vậy phụ huynh cần chú ý để điều trị hiệu quả.

  • Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt virus có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng. Ngoài ra, trẻ bị sốt virus có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da.
  • Giai đoạn mới chớm sốt siêu vi: Ở giai đoạn này các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Trẻ có thể vừa hoặc sốt cao, từ 38-39 độ C, nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ. Kèm theo đó là những biểu hiện như chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, họng đỏ khô rát. Khu vực cổ có thể sưng khiến trẻ đau đầu, mỏi cơ, người uể oải quấy khóc.
  • Giai đoạn toàn phát: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát với các dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa lưu ý các bậc phụ huynh nếu thấy trẻ có những dấu hiệu này nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo lạnh chân tay, run rẩy bất thường
  • Toàn thân phát ban
  • Hay giật mình hoảng hốt
  • Đau bụng, nôn ói
  • Đi ngoài ra máu, phân đen
Xử lý như thế nào tại nhà khi trẻ bị sốt virus?

Xử lý như thế nào tại nhà khi trẻ bị sốt virus?

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị sốt virus

Các Dược sĩ tư vấn một số Bệnh thường gặp cho biết, hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt virus mà chỉ được điều trị hỗ trợ bằng cách nâng thể trạng, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số cách xử lý tại nhà khi trẻ bị sốt virus:

  • Trước hết cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ (Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, chia đều dùng cách nhau 4 – 6h).
  • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở những khu vực yên tĩnh, thoáng mát. Lấy khăn ấm vắt ráo nước lau người, đặc biệt chú ý các vùng bẹn, nách.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt, giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp; chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C.

Theo dõi sát sao trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện gì bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh để trẻ sốt quá cao dẫn đến co giật hoặc các biến chứng khôn lường.