Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào là hiệu quả?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng ruột kích thích ngày một gia tăng trong xã hội, tuy nhiên những kiến thức về điều trị để bệnh khỏi dứt điểm cũng như không tái phát không phải ai cũng biết.

Những điều nên biết về hội chứng ruột kích thích

Những điều nên biết về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn tiêu hóa, tái đi tái lại nhiều lần, biểu hiện bằng các triệu chứng như: Đau bụng-trướng bụng; thay đổi thói quen đi cầu trong khi không có bất thường về cấu trúc, sinh hóa.

Chẩn đoán IBS xác định theo Rome III

IBS là bệnh tiêu hóa liên quan đến rối loạn tiêu hóa mạn tính, xuất hiện từng đợt với các biểu hiện như: đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng tái phát ít nhất 3 ngày trong một tháng, trong 3 tháng gần đây, kèm với ít nhất 2 triệu chứng sau:

  • Triệu chứng giảm khi đi tiêu.
  • Thay đổi số lần đi cầu khi khởi phát bệnh.
  • Thay đổi hình dạng phân khi khởi phát bệnh.

Tiêu chuẩn này được thỏa mãn trong 3 tháng gần đây với triệu chứng khởi phát ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán. Ngoài các triệu chứng tiêu hóa, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác về tiết niệu, phụ khoa, thần kinh-cảm giác, tim mạch, hô hấp,…

Các thể lâm sàng của hội chứng ruột kích thích

IBS biểu hiện bằng tam chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn thói quen đi cầu (táo bón hoặc tiêu chảy). Dựa trên sự rối loạn thói quen đi cầu, người ta chia thành bốn dạng lâm sàng khác nhau:

  • Thể táo bón chiếm ưu thế.
  • Thể xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy.
  • Thể không có rối loạn thói quen đi cầu.

Thể lâm sàng của hội chứng ruột kích thích

Thể lâm sàng của hội chứng ruột kích thích

Các giai đoạn lâm sàng có thể kể đến:

  • Mức độ nhẹ: Triệu chứng không thường xuyên, rối loạn tâm lý ít.
  • Mức độ trung bình: Triệu chứng thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, Suy giảm tâm lý,,..
  • Mức độ nặng: Đau bụng thường xuyên, Suy giảm tâm thần tiềm ẩn.

Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Theo các bác sĩ bệnh học chuyên khoa, điều trị hội chứng ruột kích thích theo thể lâm sàng tập trung vào triệu chứng nổi trội là biện pháp hợp lý. Riêng đối với phương pháp điểu trị theo từng giai đoạn bệnh, tùy theo từng mức độ mà có các biện pháp điều trị khác nhau:

Mức độ nhẹ:

  • Giáo dục về bệnh, Liệu pháp tâm lý
  • Chọn thức ăn phù hợp hợp Mức độ trung bình:
  • Tìm yếu tố thúc đẩy, Thay đổi nếp sinh hoạt
  • Giáo dục về bệnh, Liệu pháp tâm lý
  • Chọn thức ăn phù hợp hợp
  • Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.

Mức độ nặng:

  • Tìm yếu tố thúc đẩy, Thay đổi nếp sinh hoạt
  • Giáo dục về bệnh, Liệu pháp tâm lý
  • Chọn thức ăn phù hợp hợp
  • Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.
  • Kết hợp với thuốc an thần hoặc thuốc tâm thần.

Điều trị hội chứng ruột kích thích theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị hội chứng ruột kích thích theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các bước điều trị hội chứng ruột kích thích

Đối với liệu pháp tâm lý, điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ được thực hiện theo các bước:

  • Lắng nghe, trấn an bệnh nhân.
  • Giải thích cho bệnh nhân đây là rối loạn chức năng, không phải bệnh ung thư.
  • Giáo dục bệnh nhân biết cách tiết chế và thay đổi lối sống, biết cách thích nghi với bệnh.

Đối với liệu pháp áp dụng chế độ ăn phù hợp, các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học khuyên người bệnh cần:

  • Tránh các thức ăn “không dung nạp”, nhưng không kiêng cữ quá mức.
  • Tránh ăn nhiều chất béo, carbonhydrat không hấp thu, cà phê, trà, tránh thức ăn khô, nhiều gia vị.
  • Nếu táo bón cần uống nhiều nước ăn thêm chất xơ, rau quả tươi.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng có thể kể đến như: Thuốc chống tiêu chảy (Loperamide (ỉmodium 2mg), Erceyuryl viên 200mg, Diphenoxylase (reasec)); Thuốc chống táo bón; thuốc bảo vệ niêm mạc ruột Diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth …; Probiotics: Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii,…; thuốc kháng sinh.

Để an toàn trong công tác điều trị hội chứng ruột kích thích, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để có thể thăm khám cũng như tiến hành điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa cho sự cho phép của bác sĩ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn