Bệnh trĩ: Căn bệnh khó nói có nguy cơ biến chứng nguy hiểm chết người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tâm lý ngại bệnh ở vùng kín khiến cho những bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn, điều này làm cho bệnh phát triển, biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là bệnh trĩ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Tỷ lệ mắc bệnh trĩ của người dân Việt Nam có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo Bác sỹ Mai Quốc Vũ, chuyên gia Bệnh Nội Khoa – Bệnh viện YHCT Trường Giang, bệnh trĩ sinh ra bởi dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Nguy cơ mắc bệnh trĩ xảy ra ở cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt từ 30 – 60 tuổi, nhưng theo số liệu thống kê mới nhất, giới trẻ có tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng cao.

Vì sao mắc bệnh trĩ?

Thói quen ngồi nhiều, ít vận động chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Do đó những người làm văn phòng, lái xe có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân chủ yếu gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ cũng là bệnh thường gặp ở những người mắc táo bón mãn tính.

Bệnh trĩ gây ra nguy hiểm gì?

Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm, bệnh còn nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân giấu bệnh, ngại ngùng nên thường đến khi bệnh trở nên nặng mới đi khám. Lúc đó búi trĩ đã quá to, gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn, nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động.

Người hay ngồi ít vận động dễ mắc bệnh trĩ

Để bệnh trĩ phát triển lâu có thể dễ thể dẫn đến hiện tượng thủng, rách thành tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây chảy máu, kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Khó khăn trong việc đại đại tiện khi phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Hiện tượng chảy máu tĩnh mạch nói trên còn xảy ra đối với bệnh nhân ung thư hậu môn, trực tràng. Do đó cần đi khám để xác định sớm và có phương án điều trị kịp thờ, tránh để ung thư phát triển khó khăn cho việc điều trị.

Phân loại và các cấp độ của bệnh trĩ

Có 2 loại bệnh trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ được chia ra làm 4 cấp độ.

– Cấp độ 1: Giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu, đây chính là triệu chứng của bệnh.

– Cấp độ 2: Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên được.

– Cấp độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi tiêu, song không thể trở lại được mà cần tới lực đẩy mới lên được.

– Cấp độ 4: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể bị thắt lại đến tới hoại tử.

Ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường bị ngứa hậu môn, đau và chả máu khi đi đại tiện.

Ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác.

Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội, vừa mắc trĩ ngoại, có thể dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời bệnh trĩ, quan trọng là người bệnh phải hết sức tỉnh táo, tránh tình trạng bệnh phát triển quá nặng phải phẫu thuật cắt trĩ.

Cách phòng bệnh trĩ

  • Uống nhiều nước là cách tốt nhất giúp phòng bệnh trĩ, uống một 1 ly nước vào mỗi buổi sáng thức dậy. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý với khẩu phần nhiều rau, chất xơ và củ quả, hạn chế rượu bia và đồ cay nóng.

Khẩu phần dinh dưỡng hợp lý giúp ngừa bệnh trĩ

  • Thực hiện thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Đi đại tiện đều đặn, không ngồi đại tiện quá lâu vì thói quen này không tốt cho các cơ vòng ở trực tràng, hậu môn mở trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu trong tĩnh mạch vùng này.
  • Nên vận động, đi lại từ 5-10 phút lúc giải lao đối với những người ngồi lâu trên máy tính.
  • Không nên mặc đồ quần bó, chật sẽ không thoát được mồ hôi, cộng với việc di chuyển nhiều cũng gây kích ứng đến hậu môn.
  • Cân bằng tâm lý, tránh tình trạng áp lực, căng thẳng, không thức khuya nhiều