Hướng dẫn cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh nhất là khi giao tiếp hoặc ăn uống. Vì vậy hãy tích lũy một vài mẹo nhỏ khi bị nhiệt miệng.

Hướng dẫn cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

Hướng dẫn cách xử lý tại nhà khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Trong đời chắc ai cũng ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị lặp đi lặp lại rất thường xuyên. Nhiều người coi đây là căn bệnh thường gặp ám ảnh khi chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Nhiệt miệng hay có tên gọi khác là loét áp-tơ là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh ở vùng miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng hoặc ngay trên nướu,  những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng
  • Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy sót, đau, khó chịu.
  • Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

Các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng lên khiến bạn cảm thấy đau quá mức, khó chịu thì có thể áp dụng một vài phương pháp theo hướng dẫn của các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

  • Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn: bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội và nước ấm, súc miệng trong 10 -15 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng.

Sức miệng bằng baking soda giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả

Sức miệng bằng baking soda giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả

  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm…
  • Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng dạng bôi như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide hoặc thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng như corticosteroid (dexamethasone).
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh: đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, vì vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Trong những ngày bị nhiệt miệng không nên ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán vì những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Dùng trà để chữa nhiệt miệng: Sau khi dùng trà túi lọc thay vì bỏ đi  bạn có thể  đắp túi trà vào vết thương. Hoạt chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm.
  • Một số dược liệu có thể áp dụng để điều trị nhiệt miệng như: mật ong, nước ép rau ngót, cỏ nhỏ nồi…

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học giúp các vết nhiệt miệng mau lành

Theo các chuyên gia bệnh học chuyên khoa, một chế độ sinh hoạt sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong việc nhanh chóng hạn chế xuất hiện nhiệt miệng cũng như mau lành các vết loét. Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ trong phòng và điều trị nhiệt miệng như sau:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda kèm theo thoa một lượng nhỏ kem magiê, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi đánh răng nên nhẹ nhàng, chọn bàn trải mềm tránh tổn thương niêm mạc miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.
  • Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp trong cuộc sống thường nhật bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm cảm ngon miệng vì vậy nắm bắt được một số phương pháp điều trị để nhanh khỏi bệnh là hết sức bổ ích.

Nguồn: benhhoc.edu.vn