Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh đang co con nhỏ mắc phải căn bệnh này.
- Cách điều trị bệnh táo bón mạn tính ở trẻ em
- Điểm danh những thực phẩm đau dạ dày nên tránh xa
- Trẻ biếng ăn có nên sử dụng cốm vi sinh?
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Tại website: giaoductretho.net cho biết bệnh chàm là một căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ bị chàm sẽ khiến da bị đỏ, khô, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Để hiểu hơn về căn bệnh này thì xin mời các bậc cha mẹ theo dõi bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm
Bệnh tràm ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt phải kể đến những nguyên nhân như:
Cơ địa: Không ít trẻ bình thường cơ địa đã bị chàm, bình thường thì những vết chàm không xuất hiện, tuy nhiên khi gắp yếu tố thuận lợi thì sẽ xuất hiện, bệnh sẽ dễ tái đi tái lại trong nhiều năm. Có nhiều bé sau này lớn lên mới hết hẳn.
Yếu tố thời tiết, môi trường: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị chàm. Trời lạnh kéo dài cũng có thể khiến trẻ dễ phát bệnh chàm. Nhất là với những bé tầm 3-4 tháng tuổi hay gọi là chàm sữa. Ngoài ra quần áo, khăn màn, chăn nệm, lông của vật nuôi trong nhà… có thể gây dị ứng cho bé làm phát bệnh.
Do chế độ dinh dưỡng: Với trẻ có đề kháng yếu, mà chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng mất cân bằng cũng rất dễ phát bệnh. Hoặc bé có thể dị ứng do ăn các thức ăn lạ, không hợp cơ địa như cá biển, tôm cua… cũng là tác nhân gây chàm.
Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc bà con họ hàng của bé từng mắc bệnh thì trẻ cũng dễ mắc bênh này.
Dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ
Thông tin từ tin tức Y Dược cho biết, biểu hiện thường thấy của bệnh chàm ở trẻ như:
- Xuất hiện những mảng đỏ, cả mụn nước xuất hiện trên da. Thường thấy ở vùng mặt, hai bên má, tai. Đặc biệt những mảng này có thể gây dị ứng, nhiễm trùng.
- Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
- Khi trẻ bị chàm thường kèm theo một số triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.
- Ngoài ra thì các vết chàm này cũng có thể xuất hiện ở da đầu, các vị trí như cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên các mảng tổn thương do chàm gây ra thường sẽ không để lại sẹo gì, sau khi bé đã được điều trị khỏi.
Phương pháp điều trị bệnh chàm ở trẻ
Để đem lại hiệu quả cho việc điều trị căn bệnh thương gặp ở trẻ này, trước hết cha mẹ cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là với trẻ xuất hiện chàm ở vùng mặt, do trẻ có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, nên hãy hạn chế cho bé sờ tay lên má, cào, gãi… Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm cho bé.
Sử dụng nước ấm để tắm cho bé ở khoảng 36 độ C. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu để tắm cho bé.
Khi thấy trẻ xuất hiện chàm cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà dùng các loại thuốc điều trị có chứa chất corticoid, đây là chất dễ làm bệnh chàm bùng phát trở lại và khó điều trị hơn, tốt hơn hết là cha mẹ đưa trẻ cho đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc nước để giữ độ ẩm cho da.
Khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên hạn chế những đồ ăn có thể gây dị ứng cho trẻ như hải sản, đồ ăn lên men…đặc biệt là với những trẻ bị chàm do cơ địa.
Phòng tránh bệnh chàm cho trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh bệnh chàm cho trẻ
Một số cách giúp phòng căn bệnh nhi khoa này mà cha mẹ cần biết đó là:
- Tránh mặc các loại quần áo bằng len.
- Nên mặc các loại vải coton mềm.
- Nên gỡ các marque nằm sau cổ áo để tránh kích thích da.
- Quần áo mới nên giặt trước khi mặc
- Phòng ở cần thoáng, sáng và dễ lau dọn.
- Tránh sử dụng thảm.
- Nên vệ sinh phòng ở 1 năm ít nhất 2 lần bằng cách dùng loại thuốc xịt diệt các loại ve, mạc, chấy, rận.
- Không dùng nệm bằng len.
- Tránh dùng gối bằng lông gà, vịt.
- Nên dùng drap giường bằng coton, các tấm trải, bao gối và màn dễ giặt, các đồ chơi hoặc đồ trang trí loại không bắt bụi. Không tiếp xúc với chó, mèo, thỏ …
Trên đây là những thông tin cần biết về căn bệnh chàm ở trẻ nhỏ, hi vọng rằng sẽ mang lại thêm những kiến thức giúp cha mẹ có thể phòng tránh bệnh chàm cho con em mình.
Nguồn: benhhoc.edu.vn