Nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Người cao tuổi là một trong những đối tượng mắc bệnh táo bón nhiều nhất do có xu hướng ăn ít chất xơ và nhiều nguyên nhân táo bón ở người cao tuổi bạn nên biết.

Nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi

Theo Tin tức Y dược, táo bón là một trong những bệnh thường gặp và gặp nhiều nhất ở độ tuổi  từ 60 chiếm tới khoảng 28 – 50%  tuổi trở lên. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra nguyên nhân nào gây táo bón ở người cao tuổi cao như vậy.

Nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi

1. Hạn chế ăn chất xơ

Thông tin mới nhất từ chuyên trang Bệnh học cho rằng do người cao tuổi thay đổi chế độ ăn, có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh táo bón. Do lượng chất xơ dung nặp vào cơ thể quá ít khiến bệnh táo bón ngày càng gia tăng.

2. Suy giảm các hoạt động thể chất

Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lý giải do tình trạng người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa, loãng xương; các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp; các bệnh hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn,…thói quen nhịn đại tiện hoặc ít vận động làm giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón. Đồng thời những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính thường phải sử dụng rất nhiều các loại thuốc khiến bệnh táo bón ngày càng nặng.

Ngoài ra những đối tượng mắc bệnh trĩ thường có xu hướng nhịn đi tiểu vì đau, việc nhìn đại tiện lâu ngày không chỉ giảm phản xạ đại tiện àm còn gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Khi đó bệnh học chuyên khoa táo bón càng có cơ hội, người bệnh đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu; người bệnh lại sống vòng luổn cuổn do nhịn đi đại tiện và táo bón.

Người già mắc bệnh mạn tính gia tăng bệnh táo báo

Người già mắc bệnh mạn tính gia tăng bệnh táo báo

3. Sau các phẫu thuật ổ bụng

Sau các phẫu thuật ổ bụng sẽ làm giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn ít chất xơ, thức ăn tinh, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

4. Uống không đủ nước

Các bác sĩ đào tạo chương trình Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong phân chứa khoảng 75-78% nước nên khi tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% sẽ làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, đặc biệt tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Do đó người bệnh có thể thấy tầm quan trọng của việc cung cấp đủ nước cho cơ thể quan trọng như thế nào. Ngoài ra, những người cao tuổi thường mắc bệnh mạn tính nên phải hạn chế nước càng làm cho tình trạng bệnh táo bọn gia tăng.

uống không đủ nước là nguyên nhân gây bệnh táo bón ở người cao tuổi

Uống không đủ nước là nguyên nhân gây bệnh táo bón ở người cao tuổi

Ngoài ra, các chuyên gia Bệnh học chuyên khoa cũng cho biết thêm do các khối u, polyp của đại trực tràng; nhu động đại tràng giảm, cơ thành bụng yếu và các cơ trực tràng nên khả năng tống phân ra bị suy giảm. Đồng thời do việc suy tuyến giáp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh táo bón gia tăng.

Bệnh táo bón không chỉ gây ra những khó chịu mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng đối với người cao tuổi mắc bệnh táo bón.  Đặc biệt những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như  bệnh mạch vành, suy tim càng phải cẩn thận. Không ít các sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chứng kiến nhiều trường hợp do rặn nhiều vì táo báo dẫn đến đột tử. Táo bón cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim…

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp, trong đó chế độ ăn uống  thiếu khoa học, ít vận động là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến  bệnh táo bón gia tăng. Mặt khác, bệnh táo bón gây những nguy hiểm không thể lường trước nếu người cao tuổi mắc phải, do đó, ngay từ bây giờ bạn nên thay đổi chế độ ăn phù hợp và nên nghe theo tư vấn của các bác sĩ giúp bệnh nhanh chóng tan biến.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur