Những dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng không thể bỏ qua

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đừng chủ quan với những đốm nhỏ màu trắng đục, vết loét, vết chồi lâu lành trong khoang miệng hay bạn bị chảy máu bất thường đó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư miệng.

 Những dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng

Những dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng

Theo tin tức của Bộ  Y tế cho biết hiện nay ung thư miệng là loại ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ và được xếp trong 10 ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Vậy yếu tố nào gây nên bệnh ung thư khoang miệng và cách phòng tránh.

Yếu tố gây ung thư khoang miệng

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết hiện nay trên thế giới các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra bệnh ung thư miệng một bệnh chuyên khoa nhưng có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng như:

  • Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng kem, không sạch sẽ.
  • Nhai trầu cau để nhuộm răng đen như phong tục trước đây ở Việt Nam.
  • Yếu tố di truyền: Ung thư khoang miệng có mối liên quan tương đối với yếu tố gen (gia đình) và đột biến gen. Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư miệng thì có khả năng đời sau sẽ bị mắc phải.
  • Nhiễm HPV: 70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% tuýp HPV nguy cơ cao (tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66) và 26% tuýp HPV nguy cơ thấp (tuýp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81). Bướu HPV(+) có tiên lượng sống còn tốt hơn đối với một số loại ung thư.

Các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư khoang miệng

Thông tin Y học mới nhất cho biết có những dấu hiệu cho biết bạn có khả năng mắc bệnh ung thư miệng như:

Trong khoang miệng xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ hồng hoặc trắng đục, , dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng. Những dấu hiệu này có thể là những tổn thương tiền ung thư, tức là chỉ có sự biến đổi tế bào dưới dạng nghịch sản, nhưng chưa phải là tế bào ung thư. Một sự biến đổi màu sắc bất thường nữa là những đốm màu đen sậm vùng niêm mạc miệng có thể là một tổn thương rất ác tính của tế bào hắc tố trong niêm mạc.

Những vết loét chồi, vết loét lâu lành kéo dài trên một tháng và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Tuy nhiên, những vết loét này thường không gây đau, đụng nhẹ vào  thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Khi có những biểu hiện đau thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn.

Chảy máu bất thường trong khoang miệng. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Nổi cục hạch vùng cổ không đau. Vị trí thường gặp nhất là vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm.

Xét nghiệm phát hiện ung thư khoang miêng

Xét nghiệm phát hiện ung thư khoang miêng

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư khoang miệng

Theo Bác sĩ Sơn trong chương trình tin tức bệnh chuyên khoa khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên đến các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, răng hàm mặt để được khám lâm sàng và tầm soát bệnh ung thư. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể chẩn đoán được đúng bệnh, đôi khi cần có sự hỗ trợ của một loạt các xét nghiệm mới hy vọng phát hiện sớm và chính xác.

Một số xét nghiệm có thể phát hiện sớm ung thư khoang miệng là phết tế bào, soi hiển thị huỳnh quang trực tiếp, nhuộm xanh Tolluidine, chải rửa tế bào, sinh thiết và chẩn đoán mô học, các dấu ấn sinh học hay Marker của bướu…

Cách phòng ngừa ung thư khoang miệng

Các chuyên gia khuyên bạn nên làm những việc sau để phòng tránh bệnh ung thư miệng:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước súc miệng.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia.
  • Không nên nhai trầu, xỉa thuốc.
  • Phòng ngừa HPV: tiêm vắc xin, tránh tình dục đường miệng.
  • Cung cấp đầy đủ chất vitamin A, C và E, các chất oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
  • Khám răng hàm mặt hoặc ung bướu định kỳ 3-6 tháng một lần.

Ngoài ra, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình và tập thể dục để có tăng sức đề kháng cho cơ thể tránh các bệnh tiêu hóa.

Nguồn: benhhoc.edu.vn