Nắm được các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh nấm miệng sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
- Bệnh mỡ máu tiềm ẩn nguy cơ chết người
- Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu
- Bệnh thiếu máu cơ tim và một số phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng
Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng
Nấm miệng là một căn bệnh nội khoa khi mà các loại nấm Candida albicans phát triển trên niêm mạc khoang miệng. Theo đó, bệnh gây ra các vết tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc mặt trong má. Các tổn thương do nấm thường gây khó chịu, đau đớn, đôi khi chảy máu khi bạn cố cạo chúng. Một số trường hợp, nấm có thể bội nhiễm lan sang nhiều vùng: vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng. Nấm C.albicans gây nấm miệng có thể ký sinh ở bất cứ ai. Thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ và những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid dạng hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch.
Hiện nay, mục tiêu của điều trị chung đối với nấm miệng là ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của các loại nấm. Tùy vào cơ địa và tuổi tác có một số lưu ý khác biệt trong điều trị, cụ thể như sau:
Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú
Trường hợp bà mẹ đang cho con bú và đứa trẻ mắc nấm miệng thì việc điều trị là cần thiết với cả hai. Sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa khi chúng ta cố điều trị nấm khoang miệng nhưng nấm hoàn toàn có thể nhiễm trở lại từ vú bà mẹ hoặc ngược lại.
Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé song song với kem chống nấm cho vú sử dụng cho bà mẹ. Trường hợp em bé không còn bú mẹ hoàn toàn; các vật phẩm như núm vú giả, chai,thìa…thì cần rửa sạch, sát khuẩn núm vú và chai, thìa và phơi khô để ngăn chặn sự phát triển nấm.
Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em
Nhiều nghiên cứu về các căn bệnh thường gặp cho thấy, việc ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus hoặc chất lỏng có thể giúp giảm sự phát triển của nấm. Sữa chua và acidophilus chỉ có tác dụng khôi phục hệ sự cân bằng hệ vi sinh vật của cơ thể qua đó gián tiếp hạn chế các loại nấm, chứ không thể tiêu diệt nấm.
Thông thường tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thêm một loại thuốc chống nấm cũng như tư vấn thay đổi chế độ ăn phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng
Đối với người lớn bị yếu hệ thống miễn dịch
Thông thường, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần sử dụng một thuốc kháng nấm. Thuốc có thể là một trong các hình thức; bao gồm: viên ngậm, viên nén hoặc chất lỏng. Do đặc điểm hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ Candida albicans có thể trở nên kháng thuốc rất cao, đặc biệt là ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Đối với những trường hợp đa số các loại thuốc trở nên không hiệu quả, người ta có thể dùng đến amphotericin B.
Một số thuốc kháng nấm có thể gây ra tác dụng phụ trên gan. Vì vậy, xét nghiệm máu để theo dõi chức năng gan là cần thiết, đặc biệt nếu cần điều trị kéo dài hoặc có tiền sử bệnh gan.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục bệnh nấm miệng
Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp chúng ta tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nấm miệng, đồng thời cũng hỗ trợ việc điều trị nấm miệng hiệu quả hơn. Một số biện pháp cụ thể như sau:
Vệ sinh răng miệng
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa. Thường xuyên thay thế bàn chải đánh răng cũng như không dùng chung bàn chải trong suốt quá trình điều trị và trong cuộc sống thường ngày. Không nên dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt, điều này có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong khoang miệng.
Súc miệng với nước muối ấm
Hòa tan nửa muỗng cà phê (2,5 ml) muối trong 1 ly (237 ml) nước ấm. Sử dụng súc miệng và sau đó nhổ ra, không nuốt.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục bệnh nấm miệng
Sử dụng miếng đệm khi cho con bú
Miếng đệm có tác dụng ngăn ngừa các loại nấm lây lan đến quần áo. Nhờ đó tránh được sự lây lan của nấm candida.
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, để phòng ngừa bệnh nấm miệng thì bạn có thể sử dụng sữa chua tươi có chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium hoặc viên nang acidophilus khi dùng thuốc kháng sinh. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của các loài nấm. Hoặc thăm khám khi có những dấu hiệu bệnh nguy hiểm xảy ra.
Nguồn: benhhoc.edu.vn