Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh xương khớp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh xương khớp là một bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người bệnh, vì thế bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh để sớm có hướng phòng, điều trị kịp thời.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh xương khớp

Ngày nay, các bệnh học đều gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, bệnh cơ xương khớp cũng vậy. Theo sự tiến triển của xã hội cũng đồng nghĩa với tỉ lệ gia tăng bệnh xương khớp và điều đáng lo ngại là tỉ bệnh phát triển ở độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bệnh xương khớp là sự thoái hóa của hệ thống xương khớp nói chung và là sự thoái hóa của lớp sụn bao bọc tại các đầu khớp nói riêng. Khi lớp sụn không còn khả năng bảo vệ hai đầu xương sẽ khiến chúng cọ xát vào nhau gây sưng, đau, mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu và có thể hình thành nên các gai xương cạnh khớp gây tổn thương và gây ra các cơn đau phiền toái.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Bệnh viêm xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, có độ tuổi từ 50-70, theo đó khi các chức năng cơ thể suy giảm đồng nghĩa với việc sụn không còn đảm bảo chức năng ban đầu, sụn trở nên giòn và dễ gãy, mất tính đàn hồi khiến xương mất đi tấm đệm, làm gia tăng các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp còn do các lý do sau:

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xương khớp

  • Thừa cân: khi cơ thể thừa cân sẽ có rất nhiều hệ lụy như tăng mỡ máu, hoạt động ì trệ, khối lượng cơ thể lớn tạo ra áp lực trên các khớp: khớp gối, khớp hông…
  • Do nhiễm trùng từ các phần khác trên cơ thể.
  • Do cơ chế tự miễn.
  • Di truyền: có dị tật trong sụn khớp.
  • Thương tích khớp: do hoạt động thể lực quá sức hay do hoạt động thể thao dẫn đến tổn thương khớp.
  • Do stress.

Triệu chứng bệnh xương khớp thường gặp

Các triệu chứng  bệnh cơ xương khớp thường rất rõ ràng và điển hình vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Bệnh nhân thấy cứng khớp, khó hoạt động, phải xoa bóp 15 phút đến 20 phút mới có thể cử động dễ dàng và hoạt động được. Một số triệu chứng điển hình như:

  • Bệnh nhân thấy cứng khớp sau khi ngồi lâu hay ngồi dậy khỏi giường.
  • Sưng, đau ở một hay nhiều khớp.
  • Đau âm ỉ hay dữ dội ở vùng khớp bị viêm, cảm giác nhức nhối khó chịu, buồn chân tay. Cơn đau có thể ngắn hay kéo dài hàng giờ.
  • Cử động không còn linh hoạt, khéo léo, cảm giác đau, vướng víu.
  • Có tiếng lạo xạo, tiếng xương chà xát lên nhau.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

benh-xuong-khop-3

Thay đổi lối sống để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

Phương pháp điều trị các bệnh xương khớp

Để bệnh xương khớp không để lại biến chứng nguy hiểm thì các bác sĩ thường phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị để phù hợp với từng bệnh nhân. Điều trị bệnh xương khớp dựa trên các mục tiêu chính như: Cải thiện chức năng khớp, Kiểm soát cơn đau, Duy trì lối sống lành mạnh, Chế độ ăn, kiểm soát cân nặng,…

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều calo, tăng khẩu phần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời nên thường xuyên tập thể dục nhẹ thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh hoặc sử dụng các phương pháp avật lý trị liệu, y học cổ truyền, phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn